Thời tiết nắng nóng, nhu cầu tìm mua đồ chống nắng tăng lên rất nhiều. Điều này giúp các tiểu thương thu được tiền lãi lớn.
Thịt heo tại các chợ truyền thống ở Hà Nội tăng giá mạnh, một số tiểu thương ngán ngẩm đóng cửa quầy không bán vì sợ không có lãi.
Với mức giá từ 90.000-650. 000đ/ chiếc áo váy chống nắng, mỗi ngày các cửa hàng bán đồ chống nắng thu về tiền triệu trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Hà Nội.
Trước chỉ cần ra đồng một tiếng là bắt được cả rổ cua về bán, giờ đây cua đồng là đặc sản ở thành phố, cháy hàng vào những ngày hè oi ả.
Ngay từ sáng sớm 5/5 âm lịch, nhiều người dân đã tất bật đi mua rượu nếp, hoa quả, hoa cúng,… đây là những món đồ lễ không thể thiếu trong Tết Đoan ngọ.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong những ngày qua, nhiều diện tích rau màu tại Hà Nội và các vùng lân cận bị ngập úng, nguồn cung ra thị trường khan hiếm, khiến giá rau cũng vì thế mà tăng một gấp đôi, thậm chí là gấp ba.
Thời điểm cuối tháng 5, khi vào chính vụ hè, giá các loại trái cây bắt đầu có dấu hiệu 'hạ nhiệt', riêng chỉ có một loại mận Pu Nhi có giá bán chạm 150.000 đồng/kg vẫn siêu 'hút' khách.
Dù đã có không ít chỉ đạo từ lãnh đạo TP Hà Nội, Sở GTVT đến các quận huyện song tình trạng xe ba bánh tự chế vẫn 'tung hoành' khiến người dân bất an mỗi khi tham gia giao thông.
Trong các năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo 'dẹp' xe ba bánh tự chế, nhưng không hiểu sao loại xe này vẫn nhan nhản trên đường, gây ra bao tai họa với người tham gia giao thông.
Từ đầu tháng 4, sầu riêng bắt đầu được bày bán từ các khu chợ dân sinh, siêu thị, lòng đường, đến 'chợ mạng'. Dù giá bán khá đắt đỏ, dao động từ 100.000 - 170.000 đồng/kg nhưng mặt hàng này vẫn được nhiều người săn lùng.
Dù giá lợn hơi giảm mạnh so với thời điểm trước Tết Nguyên đán nhưng giá bán lẻ thịt thành phẩm tại các chợ dân và hệ thống siêu thị vẫn giữ nguyên không đổi, thậm chí có phần 'nhỉnh' hơn.
Khi trái cây có nguồn gốc từ nước ngoài tăng giá bán gấp đôi thì không ít tiểu thương và người tiêu dùng mừng rỡ với nông sản Việt có giá bán rẻ như cho.
Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng, dẫn đến nhu cầu bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt tại Hà Nội tăng. Giá cả mặt hàng này cũng 'nhảy múa' từng ngày.
Tiếp thu phản ánh của báo Kinh tế & Đô thị, các lực lượng chức năng phường Ngã Tư Sở (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức ra quân xử lý các trường hợp vi phạm trật tự đô thị quanh chợ Ngã Tư Sở.
Thay vì lựa chọn hoa tặng người thân ngày 8/3, thì năm nay, trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tăng nhanh, không ít người đã lựa chọn tặng vật tư y tế bởi tính thực tiễn.
Trong ngày đầu TP Hà Nội thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, trên nhiều tuyến phố trung tâm đông đúc người qua lại, mọi hoạt động buôn bán nhộn nhịp sau 2 tháng thực hiện giãn cách để phòng chống dịch Covid-19.
Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế, cho phép nhiều hoạt động, dịch vụ được mở cửa trở lại như chợ truyền thống, cửa hàng ăn uống...
CDC Hà Nội nhận định nguồn lây của ổ dịch phức tạp nhất hiện nay tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) có thể xuất phát từ tiểu thương khu vực chợ Ngã Tư Sở.
Việc thực hiện phiếu đi chợ tại Hà Nội vẫn 'mỗi nơi mỗi kiểu' khiến nhiều người dân mệt mỏi, trong khi việc đi siêu thị chưa được kiểm soát.
Theo quy định của Bộ Y tế, người dân không được đến chợ khi có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng.
Việc phát phiếu không đồng bộ khiến nhiều người dân ở giáp ranh giữa hai quận Thanh Xuân và Đống Đa không vào được bên trong chợ. Cảnh nhờ mua hộ xuất hiện đông đúc ngoài cổng.
Từ vài ngày nay, ngay từ sáng sớm, nhiều khu chợ Hà Nội đã đông người đi mua sắm rượu nếp, hoa quả, bánh tro, hạt sen… để đón Tết Đoan Ngọ .
Hàng hóa dễ cháy được xếp tràn lan, dây điện đấu nối chằng chịt, hệ thống phương tiện chữa cháy hoen rỉ, không có tem kiểm định... là tình trạng dễ thấy tại các khu chợ, những điểm mua bán, những 'phố Hàng' giữa lòng Thủ đô hiện nay.
Nếu như thời điểm tháng 4 năm ngoái mận đầu mùa có giá lên tới hơn 200.000 đồng/kg thì năm nay giảm còn 150.000 đồng/kg nhưng vẫn ế khách.
Sáng 11/3, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định đã dẫn đầu Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở một số điểm trên địa bàn quận.
Trong khi mọi người tất bật chuẩn bị chào đón năm mới thì những công nhân vệ sinh môi trường ở Hà Nội lại tạm quên đi công việc cá nhân để dồn sức cho những tuyến đường luôn sạch, đẹp.
Ngày 30 Tết tại Hà Nội, thời tiết nắng đẹp, nhiều người dân đổ xô ra đường đi mua sắm Tết trong ngày cuối cùng của năm Canh Tý. Các mặt hàng người dân chen nhau mua sắm là hoa, cây cảnh, quất, đào, quần áo,...
Từ cuối tháng 12/2020, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 248/KH-UBND về việc thực hiện công tác đảm bảo trật tự, ATGT, giảm thiểu UTGT trên địa bàn TP năm 2021. Mặc dù lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra tuy nhiên, tại một số địa bàn, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh gây cản trở, mất ATGT vẫn diễn ra phổ biến.
Sau một thời gian 'hạ nhiệt', giá lợn hơi tăng liên tục trong tuần qua khiến giá thịt lợn bán lẻ tăng theo, dao động ở mức 130.000 - 170.000 đồng/kg.
Không đeo khẩu trang ở những nơi công cộng như chợ, siêu thị, bến xe sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng theo nghị định mới, nhưng không phải người dân Hà Nội nào cũng thực hiện. Tại nhiều chợ, nơi công cộng ở Hà Nội không hiếm gặp hình ảnh người bán hàng, khách hàng, người dân không đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19.
Nguồn cung sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của bão, lũ đẩy giá rau, củ tại các chợ lẻ ở Hà Nội tăng 3.000-5.000 đồng/kg, có loại tăng gấp đôi so với ngày thường.
Theo bộ Công Thương, hàng hóa đang lưu thông qua chợ truyền thống đang chiếm 35-40% nhưng tốc độ tăng trưởng đang chậm dần vì sức ép từ các mô hình bán lẻ hiện đại.