Đây cũng là bài học cho các em sinh viên mới lớn!
Vượt chặng đường xa từ Long An lên TP.HCM với hơn 60 phút là hành trình dài với biết bao cảm xúc khi xe đi qua từng nơi quen thuộc của Sài Gòn. Hoài niệm về Sài Gòn là trở về với những kí ức đã gắn bó cả cuộc đời tôi và những con người giàu tình nghĩa nơi vùng đất hào sảng này.
Tờ lịch trên tường đã chuyển sang tháng chín tự khi nào rồi, làm ta bất chợt ngẩng mặt mà thốt lên 'thu đã về rồi ấy nhỉ!'. Tôi dừng công việc dang dở bước ra ngoài đường khi phố xá đã chìm vào giấc ngủ để cảm nhận khúc giao mùa lặng lẽ và thưởng ngoạn vẻ mĩ miều của trăng thu.
Trong căn phòng bệnh viện, tường vôi trắng toát, kê năm chiếc giường bệnh với dây truyền nước lủng lẳng. Dưới đất, thêm giường của người nhà làm căn phòng nhỏ như chật chội thêm. Đã nửa đêm, bệnh viện vẫn tấp nập người qua lại và ồn ào bởi những âm thanh hỗn tạp của người bệnh, người nhà. Riêng phòng 607 khu xương khớp này, tĩnh lặng đến mức nghe cả tiếng quạt trần vù vù như cánh cam bay vào mùa hè. Tánh đang trong giấc mơ, anh lúc đó còn bé xíu, chạy theo bắt cho được con cánh cam có đôi cánh màu xanh biếc, trên đám cỏ đầy bông cỏ may, vừa chạy, anh vừa nghĩ may mà mặc quần đùi chứ không về gỡ đến chiều chưa hết. Mà cũng lạ, tên là cánh cam mà cánh của nó lại xanh biếc chứ không phải màu vàng như cam một tí nào. Đuổi vã mồ hôi cuối cùng cũng chộp được con cánh cam, anh mừng rỡ lấy từ túi quần sợi dây nhợ tròng vô hai cánh cho nó xay lúa. Chợt nghe tiếng xuýt xoa vì bị ngã đau của cô bé Lơ hàng xóm, lúc nào cũng chạy theo anh đi bắt cánh cam. Giấc mơ như thật làm anh tỉnh giấc.
Thi thoảng Hường nghĩ tới chuyện quên đi. Kiểu mất trí nhớ như mấy nhân vật trong phim, thoắt cái không còn giữ chút nào quá khứ, vui vẻ hồn nhiên bước tiếp. Chứ nhớ mà trì nặng, nhớ mà đau đớn, nhớ mà khóc hết nước mắt thì nhớ làm gì?
Ngày tôi ra đời, một mình mẹ phải chống chọi với cửa sinh tử.