Nhớ mãi Lê Hàm, người nhạc sĩ của những bài hát nổi tiếng về xứ Nghệ

Tin nhạc sĩ Lê Hàm - tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng về xứ Nghệ bằng âm hưởng dân ca ví, giặm đã qua đời vào tối 18/9 tại TP Vinh (Nghệ An) khiến nhiều bạn bè văn nghệ sĩ Hà Tĩnh hết sức hẫng hụt, tiếc thương.

Bạn biết gì về thành ngữ 'mút mùa Lệ Thủy'?

Hiểu thế nào cho đúng với câu cửa miệng Mút mùa lệ thủy? Lệ Thủy là danh từ chung hay riêng? Có liên quan gì tới cải lương?

Bức họa đồng quê

Lúa là tình yêu bao la của tôi. Nghe nhạc lúa, là thấy hình ảnh mẹ tôi một thời phung phí tuổi thanh xuân trên đồng lúa (cấy, gặt, nhổ mạ, làm cỏ…), cuộc đời mẹ tôi là 'bần cố nông' quanh năm suốt tháng đi làm thuê, mặt lúc nào cũng ngó xuống ruộng, lưng cong như cánh cung được thui dưới cái nắng cháy da, và hứng những cơn mưa nặng hạt. Chiều về, mẹ tôi cũng chưa thẳng lưng được vì phải gồng gánh những thứ nhặt nhạnh trên đồng, như một mớ củi để về chụm lửa lo bữa cơm chiều.

Ký ức không quên về niềm vui trên đường ra trận

Trò chuyện với các cựu chiến binh, dân công hỏa tuyến từng tham gia, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm, chúng tôi bất ngờ thú vị bởi không phải ký ức nào về chiến tranh cũng đầy tiếng súng và khói bom mà còn có cả niềm vui, rộn rã tiếng cười lạc quan và khí thế của tuổi trẻ trên đường ra trận.

Ký ức Điện Biên của cựu thanh niên xung phong Hà thành

Ở tuổi 90, ông Trần Khắc Lộng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn nhớ như in kỷ niệm của những ngày gian khó 'khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt'… vượt qua hàng chục 'chảo lửa' trên đường hành quân, trực tiếp tham gia phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ý chí và sức sống con đường tải lương

Nói đến công lao lặng thầm của lực lượng dân công, không thể không nhắc đến những sáng tạo trong việc biến chiếc xe thồ thành 'binh đoàn xe thồ' tải lương thực.

Tháng Tư, về Bình Chánh thăm người nữ giao liên năm xưa với những kỷ vật thân thương

Bình Chánh những ngày cuối tháng Tư nắng đổ lửa, chói chang trắng xóa con đường sắc tím bằng lăng rực rỡ; tôi cùng cô Bảy Oi, nữ giao liên - dân công hỏa tuyến tìm về nhà những người đồng đội cũ năm xưa…

Bài thơ: 'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên' - Tố Hữu

'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên' có lẽ là một trong những bài thơ thời sự nhất của nhà thơ cách mạng Tố Hữu. Theo ngày tháng đề dưới bài thơ (5-1954) thì ông viết bài thơ này ngay sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng mãi tinh thần dân công Điện Biên

Chuyển thể từ bút ký về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng của PGS, TS Nguyễn Tất Thắng, đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Lê Hùng dàn dựng vở kịch nói 'Điện Biên vẫy gọi', với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Kịch nói Quân đội. Hơn một tháng qua, Nhà hát đã ngày đêm tập luyện để vở diễn thực sự có giá trị nghệ thuật cao, kịp thời ra mắt phục vụ nhân dân và bộ đội chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ký ức 'Tết con ngựa' ở Điện Biên

Giữa khó khăn thiếu thốn trăm bề mà cơ quan tiền phương chiến dịch vẫn quyết tâm lo cho anh chị em một cái Tết ý nghĩa.

Chợ Gò một tháng sáu phiên (2)

Tối sẩm tối sờ, các cây luồng, bó nứa đại, bó tre hóp, bó nứa tép và các cối lá gồi vẫn còn ướt rượn rượt từ dưới bè. Chúng đã được tổ bốc bè xếp gọn gàng chia thành lô và sắp xếp dưới bóng tre già để chắn sóng la đà. Đây là nguồn lâm sản từ rừng xanh cung cấp cho dân trong vùng.

Dốc chợ Gò xưa

Muốn ăn cơm trắng chả giò/ Tới đây cùng đẩy xe trâu càng với anh.

Đường xuân vạn lý phương Nam

Những con đường khiêm tốn cạnh bờ sông, những con sông bằng lặng, chia nước cho những dòng kênh nhỏ, đặc sản của miền Tây sông nước.

Nhớ một thời đi lộng

Ở xóm Kỳ Đông hay còn gọi là xóm Lưới, ở thôn An Kỳ, xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), những ngôi nhà san sát nhau bên bờ biển vẫn giữ những tấm lưới bồng bềnh trắng tinh dùng để hành nghề đi lộng, bởi người dân nơi đây vẫn chưa quên được nghề xưa.