Không phải ai cũng biết, trụ sở làm việc của Hội đồng Nhân dân huyện Di Linh chính là Tòa thị chính, hay còn gọi là Dinh Tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng, là công trình kiến trúc hành chính cổ xưa nhất ở Tây Nguyên, đang lưu giữ những dấu ấn lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của huyện Di Linh giữa lòng cao nguyên hùng vĩ và đang được đề xuất công nhận di tích lịch sử văn hóa.
Đứng giữa lòng cao nguyên hùng vĩ, vùng đất Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) vẫn lưu giữ những dấu ấn lịch sử sâu đậm từ hơn 100 năm trước. Nổi bật trong những di sản này là Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng, công trình kiến trúc cổ kính còn tồn tại cho đến nay.
Giải chạy địa hình Brăh Yàng Trail Summit tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng chính thức có mặt trên hệ thống tính điểm quốc tế danh giá ITRA và UTMB Index. Năm nay, giải dự kiến thu hút hơn 1.000 vận động viên trong nước và quốc tế tham gia.
Ngày 17/7, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Unique phối hợp với UBND huyện Di Linh đã công bố Giải chạy địa hình chinh phục núi Brăh Yàng năm 2025 - Brăh Yàng Trail Summit 2025.
Ngoài các hình thức tham quan, nghỉ dưỡng đặc thù, ngành du lịch Lâm Đồng đang phát triển mạnh mô hình du lịch kết hợp thi đấu thể thao bởi những điều kiện lý tưởng của địa phương.
Hồ Kala nằm lọt thỏm giữa núi đồi cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong thời gian gần đây. Tại khu vực xung quanh hồ, du khách có thể đạp xe, len lỏi qua những khóm hoa dã quỳ cuối mùa hay chèo sup, ngắm hoàng hôn buông.
Hồ Kala tọa lạc trên địa phận xã Bảo Thuận, là hồ đập thủy lợi nhân tạo to nhất ở huyện Di Linh với nguồn nước sạch, trong xanh. Hồ Kala có diện tích mặt hồ rộng trên 300 ha, dung tích gần 19 triệu m3. Và một trại chăn nuôi cá nước ngọt đã và đang mang lại hiệu quả thương mại cao nhờ mặt nước hồ Kala này. Không chỉ nuôi cá, nhiều mô hình du lịch đang nở rộ ven hồ Kala.
Trong các ngày 23 và 24-2, Lớp Cao cấp lý luận chính trị (CCLLCT) K73.A10 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực 2 đã có chuyến đi thực tế, trải nghiệm và học tập những mô hình phát triển kinh tế, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Di Linh, vùng đất còn nhiều tiềm năng và đang tràn đầy quyết tâm trong hành trình hướng đến tương lai.
Dự án khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp Cuối Hạ và khu khoáng nóng nghỉ dưỡng cao cấp Hồ Khả có tổng vốn đầu tư 9.283 tỷ đồng đã tìm được chủ đầu tư.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 184/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025.
Trong số 5.000 ha mà Sun Group đề xuất gồm 3.000 ha đất lâm nghiệp, 1.100 ha nông nghiệp và 376 ha mặt nước.
Tận dụng lợi thế từ mặt nước hồ thủy điện, các ao, hồ nhỏ lẻ, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Di Linh đã phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm mở ra hướng phát triển kinh tế mới; qua đó, góp phần quan trọng trong việc cải thiện nguồn thu nhập, ổn định đời sống cho người dân địa phương.
Một ngày cuối tháng 3 năm ngoái, chúng tôi cùng nhau đến hồ Kala, Di Linh, Lâm Đồng chinh phục cung đường xe đạp ở địa hình bình sơn nguyên với núi cao kèm đất đỏ bazan xen lẫn đá vừa kết hợp chèo SUP với những trải nghiệm khó quên.
Ngày 24/3, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa ban hành Quy định tạm thời cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trên địa bàn tỉnh.
Hồ Kala nằm trên địa phận xã Bảo Thuận, huyện Di Linh là hồ đập thủy lợi nhân tạo lớn nhất ở huyện Di Linh với nguồn nước sạch, trong xanh. Hồ Kala có diện tích mặt hồ rộng trên 300 ha, dung tích gần 19 triệu m3. Và một trại chăn nuôi cá nước ngọt đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ mặt nước hồ Kala này.
Công ty Cổ phần An Dương Đông Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) và huyện Di Linh đang tiến hành khảo sát, lập dự án phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng khu vực hồ Kala, xã Bảo Thuận.
Tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường bất động sản, tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định đây cũng là cơ hội để các dòng sản phẩm nghỉ dưỡng ngoại ô tăng tốc, thiết lập những kỷ lục mới. Và Di Linh với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, hạ tầng kết nối thuận tiện đang là điểm đến hấp dẫn nhiều du khách.
Sau những ngày bận rộn ở Sài Gòn tấp nập, chúng tôi lại chuẩn bị hành trang cho buổi cắm trại cuối tuần để thư giãn ở một nơi nào đó xa thành phố. Điểm đến lần này của chúng tôi là hồ Kala thuộc xã Bảo Thuận, thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.Đập Kala. Ảnh: THTheo quốc lộ 20, chúng tôi thẳng tiến thị trấn Di Linh cách TPHCM khoảng 250km theo hướng về TP Đà Lạt. Đến thị trấn Di Linh, chúng tôi men theo quốc lộ 28 chừng 10km để vào hồ Kala.Hồ Kala có công trình thủy lợi lớn nhất huyện Di Linh, diện tích mặt hồ rộng trên 300 ha, phục vụ tưới tiêu cho hơn 1.700 ha lúa, rau màu và nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 hộ dân. Quanh vùng hồ chủ yếu là người dân tộc Cơ Ho sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi.11:00 trưa, chúng tôi có mặt tại đập Kala phía thượng nguồn của hồ. Sau khi chụp hình kỷ niệm, chúng tôi đến bến đò gần đó ăn trưa. Chủ bến đò có tiệm tạp hóa tương đối rộng, đủ để đoàn khách khoảng 20 người có thể thoải mái bày biện thực phẩm đã được chuẩn bị trước ra dùng.Sau khi ăn, chúng tôi bắt đầu bơm ván chèo SUP, bơm thuyền hơi và chuyển đồ lên đò chuẩn bị ra điểm cắm trại. Điểm cắm trại là một 'bán đảo' phía hạ lưu của hồ.Do chúng tôi đi ô tô và mang khá nhiều đồ dùng nên phải dùng đò di chuyển ra điểm cắm trại. Nếu bạn đi xe máy, xe đạp MTB hay đi trekking thì có thể men theo đường quanh hồ đến điểm cắm trại và đây thực sự là cung đường thử thách hấp dẫn.Khoảng 16:00, chúng tôi đến điểm cắm trại. Trên con đò chầm chậm rẽ nước giữa lòng hồ, bạn sẽ cảm nhận vẻ mộc mạc và hùng vĩ của hồ Kala với làn nước trong xanh in bóng mây trời, bao quanh là dãy núi B'rayàng với những rặng thông uốn lượn như muốn ôm trọn lòng hồ. Chỉ ngắm nhìn bấy nhiêu thôi đã đủ xua tan bao mệt mỏi đời thường.Điểm cắm trại của chúng tôi là một mỏm đất nhô ra giữa lòng hồ tương đối rộng và bằng phẳng. Ảnh THSau khi dựng lều, chương trình vui chơi với các hoạt động như chèo SUP, bơi lội và câu cá bắt đầu. Các thành viên í ơi gọi nhau vang vọng cả một vùng hồ trong ánh hoàng hôn từ từ dần buô
Dự án phát triển hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất trên địa bàn Lâm Đồng vừa được phê duyệt với tổng nguồn vốn hơn 117 tỷ đồng. Trong đó hơn 91 tỷ đồng nguồn vốn giao mới năm 2019 và 26 tỷ đồng nguồn vốn năm 2018 chuyển qua.