Hữu xạ tự nhiên hương

Từ năm 1927 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm 'Đường Kách mệnh' đã dành những trang đầu nói về tư cách của người cách mạng. Trong 14 tiêu chuẩn cần có, Người chỉ rõ một tiêu chuẩn căn cốt: 'Không hiếu danh. Không kiêu ngạo'. Vào dịp kỷ niệm lần thứ 130 Ngày sinh Bác Hồ, vẫn thấy đâu đây thói háo danh, kiêu ngạo trong đội ngũ cán bộ, trong đời sống xã hội, nhưng không phải lúc nào cũng dễ thấy. Bởi đã xuất hiện những thuật ngữ mới như 'kiêu ngầm', 'nghệ thuật đánh bóng'. Nghĩa là để chỉ đích xác nhân vật A, nhân vật B là chuyên đẽo ghế kê chân mình không phải không có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Cán bộ trước hết 'phải làm mực thước cho người ta bắt chước'

Cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng phải nêu gương về đạo đức cách mạng, tu dưỡng đạo đức cách mạng để xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự thoái hóa, biến chất, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong nội bộ, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đạo đức là cái gốc của cán bộ, đảng viên

Trong suốt cuộc đời cách mạng vẻ vang của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm tới vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người là một phần quan trọng trong hệ thống di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo sư, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu (1911-2010), cho rằng: 'Trong hàng ngũ lãnh tụ cách mạng trên thế giới trong thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nhấn mạnh nhiều nhất đến đạo đức'.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, 'quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước'.

Chuẩn mực đạo đức của Đảng trong xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay

Hơn lúc nào hết, hiện nay, cần tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng để lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ và hội nhập quốc tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Trị bệnh 'thổi phồng' thành tích, 'đánh bóng' tên tuổi

Lâu nay, trước đại hội Đảng các cấp được xem là 'thời điểm vàng' để một số cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa phương 'khoe' thành tích. Việc 'thổi phồng' thành tích, đề cao, ca ngợi, 'đánh bóng' tên tuổi đã xuất hiện trong không ít người, tại không ít cơ quan. Nếu không có thuốc đặc trị 'bệnh' này thì nguy cơ xa dân, mất uy tín với nhân dân ngày càng hiện hữu. Trị được 'bệnh' này sẽ góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước.

Chống 'vi rút trì trệ' - Nhìn từ công tác cán bộ

Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng 90 năm qua, Đảng ta đúc kết: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu 'then chốt của then chốt' trong xây dựng Đảng... Tuy nhiên thời gian qua đã xuất hiện một số cán bộ, đảng viên làm việc trì trệ hoặc có địa vị rồi thì không chịu tiếp tục học tập, rèn luyện, mắc bệnh háo danh, khi bị phê bình thì 'tranh công, đổ tội', kéo bè cánh… Đây là 'vi rút trì trệ', một biểu hiện của 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa'...

Khiêm tốn, cầu thị, nỗ lực học tập để loại bỏ chủ nghĩa cá nhân

Bè phái, kiêu ngạo, hiếu danh, hẹp hòi, kéo bè, kéo cánh, tị nạnh, tự kiêu hay ghen ghét, đố kỵ đều là những thói hư, tật xấu, căn bệnh do chủ nghĩa cá nhân (CNCN) sản sinh ra. Đó cũng chính là những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV); là sự nguy hiểm tiềm tàng làm tha hóa Đảng, làm mất dần tính cách mạng, tiền phong 'là đạo đức, là văn minh' của Đảng cầm quyền.

Nhà văn trinh thám xuất sắc của Nhật Bản

Matsumoto thường nói: 'Điều quan trọng đối với tôi là mô tả động cơ gây án'. Ông thích nghiên cứu tình huống từ nhiều góc độ khác nhau và nghĩ ra những loại động cơ gây án khác nhau...

Nhớ về Cách mạng Tháng Mười, trân trọng những di sản văn hóa Xô Viết nhân văn, rạng rỡ

Tất cả chúng ta đều thừa nhận, trân trọng một sự thật hiển nhiên: nền văn hóa Nga rất đẹp, nhân văn, bao dung, vĩ đại.

Cô Hồng

Cô tên Hồng, Nguyễn Thị Hồng. Và như cái tên của mình, cô đã sống một cuộc đời đẹp như một đóa hồng, không phải đóa hồng sang trọng, quý phái được trồng trong khu vườn của những lâu đài tráng lệ, mà là đóa hồng dại ven đường – bình dị, đơn sơ mà thoang thoảng hương thơm làm say đắm lòng người.

Bệnh háo danh

Chuyện rằng, có vị đi viếng đám tang ghi tên mình kèm học hàm học vị giáo sư tiến sỹ (GS.TS.) để ban tổ chức đọc tên cho oách khi mời vào viếng. Khiến có người nhất quyết đòi ban tổ chức ghi sau tên mình dòng 'văn hóa lớp 10/12' với cái lý: Người ta khoe học vị giáo sư tiến sĩ, tôi chỉ có trình độ văn hóa 10/12. Không nói ra lại bảo tôi 'giấu dốt'.