Hệ thống cảng biển là một trong những trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, để có thể khai thác hết tiềm năng, mạng lưới giao thông kết nối cần được đầu tư xây dựng đồng bộ.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã chủ trì cuộc họp với các sở ngành và Tổng công ty Tín Nghĩa nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Ngày 6-4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng đã làm việc với các sở ngành, địa phương và doanh nghiệp để nghe báo cáo những khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án khu công nghiệp do Tổng Công ty Tín Nghĩa làm chủ đầu tư.
Mục tiêu hoàn thành, đưa toàn bộ công trình sân bay Long Thành vào sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2025 không còn xa nhưng hiện nay, các dự án hạ tầng giao thông kết nối với sân bay triển khai khá chậm.
Dự kiến năm 2025, Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) đưa vào khai thác, sẽ tạo áp lực không nhỏ cho giao thông khu vực, nhất là cửa ngõ Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
Ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, tỉnh Đồng Nai và Long An kiến nghị nên triển khai đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 - TPHCM theo hình thức đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách.
Do tỉnh Đồng Nai, Bình Dương chưa nói rõ khả năng huy động vốn cũng như không bố trí vốn ngân sách địa phương để xây dựng tuyến Vành đai 3 qua địa phận tỉnh, UBND TP HCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo về việc huy động nguồn vốn ngân sách cho dự án để có cơ sở triển khai dự án này.
Theo Bộ GT-VT, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu đầu tư khép kín đường vành đai 3 trong giai đoạn 2021-2025, Bộ đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, các đơn vị tư vấn nghiên cứu, cập nhật ý kiến các địa phương hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Đến nay, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đã cơ bản hoàn thành.
TP. HCM vừa có văn bản đề nghị tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An về một số vấn đề liên quan đến dự án đầu tư đường Vành đai 3 nhằm hoàn chỉnh hồ sơ trình Quốc hội vào tháng 10/2021.