Với thầy giáo - họa sĩ Nguyễn Hùng, nền văn hóa dân gian của vùng đất Cố đô Huế đã hun đúc nơi anh một ngôn ngữ tạo hình thống nhất, rất riêng. 35 năm là nhà giáo dạy vẽ ở trường phổ thông cùng các lớp luyện tập vẽ, với niềm đam mê sáng tác thầm lặng, anh đã dìu dắt nhiều thế hệ học trò đạt được nhiều thành công rực rỡ.
Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã cùng nhau ôn lại chặng đường 70 năm thành lập xã với nhiều kết quả, thành tích nổi bật.
Đi khắp các địa phương ở Hải Dương, tôi chợt nhận ra nhiều giếng làng - mạch nguồn sự sống của các vùng quê nghèo thuở xưa đang được các thế hệ hôm nay cải tạo, trân trọng gìn giữ.
Bất ngờ cậu bé Hoàng Văn Tán từ bếp chạy lên, tay vẫn xách siêu nước bốc hơi nghi ngút, cậu kính cẩn xin phép thầy được đối lại, thầy gật đầu bằng lòng.
Từ một gia đình hiếu học, 5 anh em họ Nguyễn đã đặt những viên gạch hồng đầu tiên xây dựng nên danh tiếng 'làng tiến sĩ' Kim Đôi.
Ngày 19/9, Sở Văn hóa TT&DL Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học 'Truyền thống khoa bảng dòng họ Trần Danh và danh nhân Trần Danh Án'.
Một thứ đồ chơi truyền thống đã từng rất được ưa chuộng cách đây hơn ba mươi năm vào mỗi dịp trăng tròn, đó là chiếc trống lùng tung. Giờ đây ký ức về lũ trẻ mặt mũi lấm lem, tay cầm chiếc trống cố lắc cho mạnh, cho đều để phát ra âm thanh vui tai chỉ còn trong trí nhớ của những cô bác và ông bà lớn tuổi.
Ngôi làng 1000 năm tuổi nằm bên sông Hồng đang thu hút sự chú ý của bạn bè quốc tế và cả giới trẻ thủ đô.
Gọi nhà thơ Nguyễn Anh Thuấn là 'Người thơ sông Cầu' chẳng chệch tẹo nào. Đón tôi ngay trên mặt đê sông Cầu đoạn chảy qua làng Kim Đôi, ông chỉ xuống mái nhà lấp ló sau tán nhãn xanh um nói: 'Nhà tôi đó. Họ Nguyễn nhà tôi ở đất này cũng dễ đến gần sáu thế kỷ rồi'.
Nằm ở ngoại ô Hà Nội, làng cổ Đông Ngạc (phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm) vẫn giữ được dấu xưa qua những nếp nhà rêu phong.