Xã Ia Kênh (TP. Pleiku) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh truyền thông về công tác giảm nghèo gắn với các chương trình, dự án giảm nghèo. Nhờ đó, năm 2024, Ia Kênh đã giảm được 20 hộ nghèo, đạt 200% kế hoạch.
Những năm qua, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế đã phát huy hiệu quả, giúp người dân thoát nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một trong những mô hình nổi bật là 'Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo' đã giúp nhiều gia đình khó khăn vươn lên.
Những lớp học miễn phí trong dịp hè do đoàn viên, thanh niên đứng lớp đã giúp các em thiếu nhi vùng khó tại tỉnh Gia Lai có thêm kiến thức, kỹ năng bổ ích. Mô hình này còn giúp những bạn trẻ có thêm trải nghiệm để không ngừng trưởng thành.
Nhằm nhân rộng mô hình 'Ánh sáng an ninh', từ ngày 12 đến 14-6, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với các nhà tài trợ lắp đặt 30 trụ đèn năng lượng mặt trời tại làng Ea Lũh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh), làng Mơ Nú (xã Chư Á, TP. Pleiku) và làng Hlú (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê).
Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 có chủ đề 'Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em'.
Với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình cùng nhiều lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, xã Ia Kênh (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) chú trọng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
Ngày 3-5, đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã dự buổi sinh hoạt thường kỳ tháng 5 tại Chi bộ làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku).
Sáng nay (5-4), tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), hàng trăm người dân TP. Pleiku và các huyện lân cận đã tập trung về Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku đăng ký hiến máu hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện 7-4.
Không chỉ dám đứng lên đấu tranh với hủ tục ngàn đời để giành lấy hạnh phúc, những phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn góp phần giải phóng cho nhiều thế hệ phụ nữ, đóng góp cho sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.
'Các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế' là chủ đề hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai với cán bộ, hội viên phụ nữ diễn ra sáng 6-3.
Nằm ở vùng ven TP. Pleiku với trên 97% học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên và phụ huynh Trường Mầm non Tuổi Hoa (xã Ia Kênh) đã chung tay biến rác thải tái chế thành đồ dùng học tập và các công trình làm đẹp không gian trường lớp.
Ở phố núi Pleiku (Gia Lai) có một làng mai rừng. Những gốc mai hàng chục năm tuổi này đã và đang giúp người Jrai thoát nghèo, xây nhà lầu, tậu xe hơi.
Tết đến, Xuân về muôn hoa khoe sắc, người dân phố núi Pleiku cũng náo nức đón xuân Giáp Thìn 2024.
Chủ tịch UBND xã Chư Á (TP. Pleiku) vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông N.V.Q (SN 1980, trú tại làng Mơ Nú, xã Chư Á) 1,5 triệu đồng về hành vi không tổ chức vệ sinh công nghiệp theo quy định dẫn đến tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ.
Ông Rơ Châm Her được dân làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tự hào gọi là 'già làng làm kinh tế giỏi'. Đó cũng là lý do 8 năm trước, bà con suy tôn ông làm già làng.
Tết đến, Xuân về muôn hoa khoe sắc, người dân phố núi Pleiku cũng náo nức đón xuân Giáp Thìn 2024.
Những cây mai được đào từ trên rừng. Sau thời gian chăm sóc tại vườn nhà, thời điểm cận Tết mai nở rộ, bà con người Jrai chở xuống phố bán.
Tại TP Pleiku (Gia Lai) có làng mai rừng của người Jrai hết sức hiếm lạ, bà con vừa có hoa chơi Tết, vừa tăng thêm thu nhập.
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã cận kề, nhiều địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong tỉnh Gia Lai đã và đang triển khai các hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng để cùng quan tâm, chăm lo Tết cho những hoàn cảnh khó khăn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Châu-Trưởng Liên chuyên khoa Mắt-Răng hàm mặt-Tai mũi họng (Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai) cho biết: Mỗi ngày, Bệnh viện tiếp nhận từ 1-2 trẻ bị dị vật lọt vào mũi, tai… Nhiều trường hợp do gia đình chậm phát hiện, điều trị không kịp thời đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, một số địa phương trong tỉnh Gia Lai đã chủ động hỗ trợ vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo, cận nghèo. Đây là động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong việc đảm bảo an sinh xã hội và hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.
Sau nhiều năm không biết chữ, khi hay tin có lớp xóa mù chữ bà con rủ nhau đến trường học đọc, viết để có thể tự kí tên mình.
Khi Mặt trời dần khuất, ánh điện trong các buôn làng ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) bừng sáng là lúc những 'học sinh lứa tuổi U' sửa soạn đến lớp học.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Khi tham gia BHXH tự nguyện, người dân được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực, đặc biệt là khi về già sẽ có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng.
Ngày 25-10, UBND xã Trà Đa phối hợp với UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức trao hỗ trợ sinh kế phát triển chăn nuôi cho 5 hộ nghèo tại 2 làng Mơ Nú và Chuet Ngol.
Từ năm 2022 đến nay, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã mở được 5 lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số với sự tham gia của gần 100 học viên tại các xã: Tân Sơn, Biển Hồ, Chư Á, Gào và phường Chi Lăng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, tỷ lệ tảo hôn trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn 'neo' ở mức cao. Thực trạng này đòi hỏi sự nỗ lực từ các ngành, địa phương nhằm ngăn chặn, tiến đến đẩy lùi nạn tảo hôn.
Về các làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn TP. Pleiku (Gia Lai), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi sự thay đổi rõ nét của bộ mặt nông thôn mới (NTM) hôm nay. Sự khởi sắc đó có một phần đóng góp quan trọng của những bí thư chi bộ, trưởng, phó thôn... Mỗi người một cương vị, tuổi đời khác nhau nhưng trong mọi hoàn cảnh, đều thể hiện tinh thần trách nhiệm, luôn gần dân, hiểu dân, nắm rõ tình hình địa phương, là nhịp cầu gắn kết giữa ý Đảng với lòng Dân.
Trong khuôn khổ chuyến làm việc tại tỉnh Gia Lai chiều 13/9, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga dẫn đầu đoàn cán bộ đến thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng và nguyên lãnh đạo tỉnh Hội Gia Lai - Kon Tum.
Trong hành trình phát triển, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku luôn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân các làng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đó, diện mạo nông thôn mới (NTM) không ngừng khởi sắc, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Trong thành quả ấy có phần đóng góp quan trọng của những bí thư chi bộ, trưởng thôn là người DTTS... Với vai trò 'đầu tàu' ở buôn làng, họ luôn nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì cuộc sống của Nhân dân, là nhịp cầu kết nối ý Đảng-lòng dân bền chặt.
Nhằm duy trì, phát huy và bảo tồn nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của các dân tộc Tây Nguyên, chiều 30-8, UBND xã Ia Kênh (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội thi Cồng chiêng và hát dân ca lần thứ III năm 2023.
Chiều 29-8, đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã đến thăm và trao kinh phí hỗ trợ xây 4 căn nhà cho hộ nghèo tại xã Gào và Ia Kênh.
Sáng 26-8, Hội Cựu chiến binh TP. Pleiku phối hợp cùng Thành Đoàn Pleiku (tỉnh Gia Lai) bàn giao nhà tình nghĩa cho hội viên cựu chiến binh Kpă Bêu (làng Mơ Nú, xã Ia Kênh).
Cuộc sống ngày càng hiện đại, song những món đồ chơi dân gian như tò he đối với trẻ em vẫn luôn có sức hút đặc biệt. Trước nhu cầu cuộc sống, anh Phí Quang Mừng (tổ 10, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực để sáng tạo những sản phẩm tò he độc đáo.
Ngày 1-8, tại xã Gào, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên cùng tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại TP. Pleiku có buổi tiếp xúc với cử tri xã Gào, Ia Kênh và phường Trà Bá sau kỳ họp giữa năm 2023 của HĐND các cấp.
Thành phố Pleiku hiện có 22.180 người cao tuổi (NCT), chiếm khoảng 8% dân số. Thực hiện phong trào thi đua 'Tuổi cao-gương sáng', cán bộ, hội viên NCT phát huy vai trò nêu gương trong sinh hoạt lẫn việc làm, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Số lượng hợp tác xã (HTX) ở Bắc Tây Nguyên nhiều nhưng hoạt động chưa đúng bản chất, thậm chí có HTX chỉ hoạt động… trên giấy.
Những nhánh mai rừng được người dân 'rinh' xuống phố, bày bán ở TP. Pleiku (Gia Lai) thu hút đông đảo người mua về chơi Tết.
Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Về xã Ia Kênh (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hỏi ông Rơ Châm Duih thì ai cũng biết. Đến thời điểm hiện tại, ông đã có 14 năm đảm nhận chức danh Bí thư Đảng ủy xã. Ông còn là điển hình sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh vừa được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
So với mặt bằng chung cả nước thì tỷ lệ tảo hôn ở Gia Lai vẫn còn cao. Tại nhiều địa phương trong tỉnh, tỷ lệ tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số đang ở mức rất cao.
Chiều 23-9, Thành ủy Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Đảng bộ TP. Pleiku xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị-Thực trạng và giải pháp'. Hội thảo tập trung đánh giá đúng thực trạng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; đề xuất các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII).
'Khi triển khai bất cứ phần việc nào trong làng, tôi và người thân trong gia đình đều tiên phong làm trước. Có như vậy mới tạo được sự lan tỏa tích cực đến người dân và mang lại kết quả tốt'-ông Hăng-Trưởng thôn Mơ Nú (xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) chia sẻ kinh nghiệm vận động dân làng xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, công tác thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, công tác hòa giải, vận động, thuyết phục thi hành án được chú trọng, góp phần kịp thời giải quyết nhanh chóng nhiều vụ việc.
Những cành mai rừng được bà con dân tộc thiểu số lặn lội vào rừng sâu lấy mang về để bán cho người dân những ngày cận Tết rất được ưa chuộng, song sẽ đến một ngày rừng chẳng còn mai.
Mỗi dịp Tết đến, những cành mai rừng lại được người dân mang về bày bán dọc các cung đường Phố núi, tạo nên một vẻ đẹp riêng có của Pleiku trong mùa xuân mới.
Từ ngày 24 đến 26-12, toàn tỉnh ghi nhận thêm 418 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi ghi nhận thêm các ổ dịch mới phát sinh. Ngành chức năng địa phương đang tích cực triển khai các giải pháp phòng-chống dịch. Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh thành lập 7 đoàn kiểm tra trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị, địa phương từ ngày 25 đến 31-12-2021.