Dẫu là 'nhân vật có kỳ tài lỗi lạc, về ngôn ngữ, hành động, thường không chịu bó buộc theo quyền sáo thói thường', nhưng Nguyễn Công Trứ thành tài muộn, đường công danh lận đận.
Tuần phủ An Giang Nguyễn Công Trứ là một nhà kinh tế giỏi, nhà quân sự tài ba và một nhà thơ lỗi lạc. Trải 3 đời vua, ông thăng tới tổng đốc, thượng thư, đại tướng, rồi giáng làm lính thú. Ông là vị quan lớn có nhiều giai thoại, được chính sử triều Nguyễn nhắc đến nhiều nhất.
Lễ giỗ danh nhân Nguyễn Công Trứ ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) diễn ra ấm cúng, trang nghiêm. Nhiều người dân địa phương đã về dâng hương tưởng nhớ tiền nhân.
'Chí nam nhi' là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ. Sự tài tình và biến hóa trong sử dụng ngôn ngữ góp phần tô đậm tính uyên bác, đài các nhưng bình dị, khiêm nhường của nghệ thuật ca trù cũng như khắc họa rất rõ tính cách tài hoa, phóng khoáng của ông.
Ngày 25/12, nhân kỷ niệm 165 năm ngày mất của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ, huyện Kim Sơn tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công lao của ông và những người đã có công khẩn hoang, lập ấp, thành lập nên huyện Kim Sơn.
Tối 9/12, UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức Chương trình nghệ thuật và các hoạt động chào mừng kỷ niệm 245 năm sinh và tưởng niệm 165 năm mất Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, khai mạc Giải chạy Nghi Xuân Half marathon năm 2023.
Chương trình nghệ thuật đặc sắc được tổ chức tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có 3 chương, nhằm tưởng nhớ những công lao, di sản quý giá của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ - nhà chính trị giỏi, nhà quân sự thao lược, nhà kinh tế tài năng và nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
Tối 9/12, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức kỷ niệm 245 năm ngày sinh (1778 - 2023), tưởng niệm 165 năm ngày mất (1858 - 2023) của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ. Ông là danh thần, nhà tư tưởng vì nước, vì dân, có công lớn trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của dân tộc ở nửa đầu thế kỷ thứ XIX.
Sáng 9-12, nhân kỷ niệm 245 năm năm sinh (1778 - 2023), tưởng niệm 165 năm (1858 - 2023) ngày mất Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, đoàn lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) do Bí thư Huyện ủy Phan Tấn Linh dẫn đầu đã đến dâng hương tại đền thờ Nguyễn Công Trứ (thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang).
Hôm nay, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức lễ kỷ niệm 245 năm sinh (1778 - 2023), tưởng niệm 165 năm mất (1858 - 2023) của Nguyễn Công Trứ. Ông là danh thần, nhà chính trị, nhà khẩn hoang, nhà quân sự tài năng, nhà thơ lớn tài hoa của dân tộc.
Sách 'Đại Nam Nhất Thống Chí', tập III (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội -1971), trang 225 có ghi: 'Minh Mệnh…thứ ba (1822) đổi tên đạo Thanh Bình làm đạo Ninh Bình, năm thứ 10 (1829), đổi làm trấn Ninh Bình… Năm ấy đặt thêm huyện Kim Sơn'. Như thế tên Ninh Bình có từ năm 1822, tính đến năm 2022 là 200 năm. Trong thời gian này, tỉnh Ninh Bình có thêm một huyện mới là Kim Sơn. Người làm nên điều đó, chính là người mở đất, là 'thầy tu' Nguyễn Công Trứ và người dân nghèo.
Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là vị quan 'ngông' với thái độ sống đầy tự tin, vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến. Ông cũng nổi bật bởi tấm lòng yêu nước thương dân, 80 tuổi vẫn xin vua ra trận đánh giặc.
Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, tài trí hơn người nhưng có lối sống tự do.
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có nhiều danh nhân và nhân cách văn hóa mẫu mực, Nguyễn Công Trứ sớm tạo cho mình một thế đứng, một thái độ sống và cách thức nhìn đời đầy tự tin, 'thuở nhỏ phóng túng, không câu nệ, có khí tiết' (Đại Nam chính biên liệt truyện - Quốc sử quán triều Nguyễn).
Sáng 22/7, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh và Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tỉnh Hà Giang có chuyến tham quan, trao đổi kinh nghiệm khai thác du lịch văn hóa, lịch sử và xây dựng NTM tại Hà Tĩnh. Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Trần Báu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng đi với đoàn.