Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
Phát huy truyền thống 94 năm ngành công tác dân vận của Đảng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, công tác dân vận trên địa bàn Hà Tĩnh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Qua đó, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh nhà, nhân lên niềm tin giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14 đến 31/10/1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và các Án nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, cộng sản thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động, vấn đề cứu tế và đồng minh phản đế. Nghị quyết Trung ương lần thứ nhất chỉ rõ: 'Trong các Đảng bộ thượng cấp (từ thành và tỉnh ủy trở lên) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về các giới vận động'. Từ tháng 10/1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng Nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm 'Dân vận', theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 làm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là Ngày 'Dân vận' của cả nước để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận.
Chiều 11-10, Ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930-15/10/2024). Đồng chí Phạm Thị Tố Hải-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì buổi tọa đàm.
Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta.
Ngày 15/7, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tập huấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác nông vận cho cán bộ hội, chi hội nông dân năm 2024.
Ngày 1/7, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh An Giang phối hợp Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tổ chức khai giảng Lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác nông vận năm 2024.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt và luôn khẳng định vị trí và vai trò cực kỳ quan trọng của giai cấp nông dân đối với cách mạng Việt Nam.
Nhắc đến những đặc sản đất Phú Thọ hẳn không ít người sẽ nghĩ ngay đến gà chín cựa và cá anh vũ. Thế nhưng, trên đất này còn loại sản vật tiến Vua khác cũng nổi danh không kém là loại hồng Hạc Trì không hạt.
Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố Hà Nội xác định triển khai các nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2024 với chủ đề: 'Hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số và liên kết hợp tác, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu'.
Sáng 4-1, Hội Nông dân thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023, triển khai nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2024. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự hội nghị.
Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân xây dựng và phát triển các tổ, hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX) phù hợp với từng địa bàn, ngành nghề và trình độ phát triển từng khu vực. Qua đó, đã góp phần tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập.
Ngày 6/11, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng phối hợp Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác nông vận năm 2023, với sự tham dự của 152 cán bộ Hội Nông dân cấp cơ sở trên toàn tỉnh.
Sáng 30/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội nghị Ban Chấp hành HND tỉnh lần thứ 2, thông qua nhiều nội dung, chương trình sau Đại hội HND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2023-2028
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Phát huy truyền thống vẻ vang 93 năm công tác dân vận của Đảng, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh không ngừng đổi mới công tác dân vận theo hướng sát cơ sở, thực sự 'trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân', 'nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin'.
Chiều 10/10, Ban Dân vận Tỉnh ủy tọa đàm kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2023); 50 năm thành lập Ban Dân vận Tỉnh ủy (26/6/1973 - 26/6/2023) và biểu dương điền hình 'Dân vận khéo' giai đoạn 2021-2023. Tại buổi tọa đàm đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có bài phát biểu quan trọng. Báo Thanh Hóa xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Chiều 10-10, Ban Dân vận Tỉnh ủy tọa đàm kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15-10-1930 - 15-10-2023); 50 năm thành lập Ban Dân vận Tỉnh ủy (26-6-1973 - 26-6-2023) và biểu dương điền hình 'Dân vận khéo' giai đoạn 2021-2023.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao công tác dân vận. Nhờ làm tốt công tác dân vận, xây dựng được 'thế trận lòng dân', Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Suốt chặng đường 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác dân vận của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào những thắng lợi vẻ vang và sự phát triển lớn mạnh của tỉnh.
Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã đề ra 16 chỉ tiêu cụ thể.
Trong 2 ngày 24-25.8, Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh tổ chức Đại hội đại biểu khóa X, nhiệm kỳ 2023-2028. Dự Đại hội có ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương hội Nông dân Việt Nam.
Cộng đồng nông thôn Việt được hình thành từ lâu đời tuy nhiên việc huy động sức mạnh vào phát triển nông nghiệp còn hạn chế, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đặt ra yêu cầu thay đổi tư duy để hòa vào quỹ đạo phát triển chung của thế giới.
Chiều 16/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tọa đàm 'Phát huy vai trò cộng đồng trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn'. Các ý kiến tại buổi tọa đàm đều tập trung vào sự cần thiết phải phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tổ chức cộng đồng giữ vai trò bổ khuyết cho Nhà nước và thị trường trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Khi cơ chế và tổ chức thị trường tạo ra lực lượng sản xuất mới thì cơ chế và tổ chức cộng đồng sẽ được hình thành với quan hệ sản xuất phù hợp.
Chiều 16-8, Bộ NN&PTNT tổ chức tọa đàm 'Phát huy vai trò cộng đồng trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn'.
Chiều ngày 16-8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Tọa đàm trực tuyến 'Phát huy vai trò cộng đồng trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn'.
Hội Nông dân huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IX nhiệm kỳ 2023-2028.
Với phương châm: 'Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân', 'Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin', công tác dân vận của Đảng bộ thành phố Hà Nội đã bám sát những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Thủ đô.
Năm 2023, bên cạnh thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD), Hội Nông dân huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) tập trung tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, giúp nhau phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, chăm lo đời sống cho hội viên và gia đình. Đồng thời, tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới và các hoạt động an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) phát triển.
Ngày 16-6-2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW. Trong nghị quyết này, Đảng xác định rõ nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 3 nhân tố có quan hệ mật thiết, gắn bó không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nông dân là chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Và điều đáng nói là nghị quyết đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của nông dân Việt Nam.
Trường Chính trị tỉnh (tiền thân là Trường Đảng, Trường Nghiệp vụ hành chính, Trường Hợp tác hóa nông nghiệp) được thành lập ngày 10/8/1952. 70 năm qua, dù được tổ chức dưới những mô hình, tên gọi khác nhau, nhà trường đã nỗ lực phấn đấu, trưởng thành và đóng góp quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD), xây dựng đội ngũ cán bộ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, phát triển KT-XH của quê hương, đất nước.
'Nông dân lao động là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất chắc chắn của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân'.