Cao gần 1.800m so với mực nước biển, núi Chư Mom Ray lúc ẩn, lúc hiện sau những đám mây bồng bềnh.
Chư Mom Ray là một trong những ngọn núi hùng vĩ nhất vùng Bắc Tây Nguyên, đa dạng động thực vật, là biểu tượng của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Nơi đây còn có những sự tích, câu chuyện huyền bí về sự hình thành của Chư Mom Ray do người dân tộc Jrai truyền tai nhau.
Mùa xuân, muôn hoa đua nở trên những cánh rừng, những cung đường Tây Nguyên.
Giải chạy marathon và bay dù lượn nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913-9/2/2023).
THACO Marathon Vì An toàn toàn giao thông - Sa Thầy 2023 là giải trail (địa hình), tái hiện lại cung đường và địa điểm lịch sử của các trận đánh ác liệt ở Sa Thầy, Kon Tum trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Gần 120 phi công đến từ Việt Nam và 9 quốc gia khác đã tranh tài tại giải Dù lượn tỉnh Kon Tum mở rộng 'Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2023'. Sự kiện cũng thu hút nhiều du khách tới địa phương.
Từ năm 2019 đến nay, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Đề án 'Làng truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh', trong đó chọn làng Bar Gốc, xã Sa Sơn làm thí điểm.Sự tích làng Bar GốcChúng tôi đến thăm làng Bar Gốc khi ráng chiều bắt đầu ngả sang màu vàng sẫm. Đây là ngôi làng của người dân tộc Gia Rai (nhánh Aráp) nằm dưới chân núi Chư Nang Brai của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với tiềm năng về đa dạng sinh học, nhiều thác nước, hang động, đỉnh núi, khu bãi thú, đồng cỏ và những khu rừng hoang sơ đẹp như những bức tranh thủy mặc. Đặc biệt, địa hình của làng bằng phẳng, đường giao thông thuận lợi, người dân có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tâm sự với chúng tôi, ông A Đih (80 tuổi, làng Bar Gốc) kể: Từ ngàn xưa, người Gia Rai đã sinh sống quanh các dãy núi này rồi. Nhưng một hôm, trời mây vần vũ, dân làng kéo nhau đi tìm nơi có hang đá, cây cối cổ thụ để tránh bão tố cuồng phong. Khi đi đến chỗ ở bây giờ, người dân gặp rất nhiều gốc cây cổ thụ thân to mấy người ôm không xuể, xung quanh có nhiều thân cây leo rậm rạp, nên dân làng vào các gốc cây đó trú mưa. Sau cơn mưa, dân làng thấy nơi đây khá bằng phẳng, cây cối tốt tươi, nên thống nhất dừng chân để lập làng. Với ngôn ngữ của người Gia Rai, Bar có nghĩa là sợi dây, Gốc có nghĩa là gốc cây rừng, nên Bar Gốc là sợi dây cuốn quanh gốc cây rừng để con người có thể vào đó trú ngụ. Và từ đó, người dân đặt tên cho làng là Bar Gốc.
Người rừng kỳ bí này được đồng bào Rơ Mâm ở làng Le cho rằng khát máu và từng về làng bắt người ăn thịt. Câu chuyện về nó vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân nơi đây.