Một năm qua, nhiều tiểu thuyết kinh dị từ kinh điển đến hiện đại được dịch và giới thiệu đến bạn đọc Việt.
Sáng 29/10, hơn 2.600 học sinh trường THCS Phước Tân 1 tại phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã phải nghỉ học do nước lũ sông Buông lên nhanh làm ngập toàn bộ sân trường.
Rạng sáng 29.10, trên địa bàn phường Phước Tân, TP. Biên Hòa có mưa lớn kéo dài, nước lũ sông Buông lên nhanh khiến nhiều khu vực bị ngập trên diện rộng. Do ảnh hưởng của nước lũ, hơn 2.600 học sinh ở Đồng Nai phải nghỉ học.
Mưa lớn làm nước lũ dâng cao, chảy xiết khiến nhiều nhà dân bị ngập sâu nên lực lượng chức năng phải hỗ trợ đưa người dân đến nơi an toàn.
Ghi nhận của PV Báo SGGP, từ rạng sáng đến tối 28- 10, do ảnh hưởng mưa bão nên nhiều khu vực tại TP Biên Hòa có mưa lớn và một số khu vực trũng có nguy cơ bị ngập.
Nước lũ dâng cao nên nhiều khu vực ở Đồng Nai bị ngập sâu, lực lượng chức năng nhanh chóng giải cứu những người mắc kẹt nơi bị ngập.
Cùng với đường bộ, hệ thống giao thông đường thủy của tỉnh Long An ngày càng phát triển, tạo nên hệ thống vận tải linh hoạt, kết nối liên vùng để thúc đẩy phát triển KT-XH. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, tuyến giao thông đường thủy cũng còn và xuất hiện những điểm bất cập, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) cần được giải quyết.
Ngày 14/10, Trung tướng Phạm Quang Ngân, Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ (Bộ Tổng tham mưu) đã ký Quyết định tặng Bằng khen cho đồng chí Nguyễn Công Điệp, thôn đội trưởng thôn Hiệp Đồng, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có hành động dũng cảm cứu người bị lũ cuốn trong cơn bão số 3 (bão Yagi).
Ngày 9/10, một vòi rồng đã bất ngờ xuất hiện trên hồ Thanh Hải, thuộc quận Hải Nam, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thu hút sự chú ý của người dân địa phương.
Khi nói đến loài động vật đáng tiếc nhất ở Trung Quốc, phải nhắc đến một cái tên là cá heo đầu trắng.
Dòng sông Âm (Thanh Hóa) vốn hiền hòa thơ mộng cung cấp phù sa cho cuộc sống thanh bình hai bên bờ thuộc huyện Thường Xuân và Ngọc Lặc. Những ngày tháng 9, mưa bão triền miên khiến dòng sông 'nổi đóa' nhấm chìm hoa màu, ruộng đồng. Vệt nước xoáy làm sạt lở nghiêm trọng đe dọa đường đi lại, tài sản của người dân.
Lữ đoàn Đặc công 126 điều động 42 chiến sỹ cùng nhiều phương tiện chuyên dụng như xuồng cao su, máy lặn đồng hồ, máy nén khí lặn tìm kiếm người mất tích và trục vớt phần còn lại của cầu Phong Châu.
Lực lượng đặc công 'người nhái' cùng nhiều phương tiện chuyên dụng đã lặn xuống sông và dò tìm quanh khu vực cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).
Bác sĩ Lâm Quang Tập, Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y và Giám định y khoa, Sở Y tế kể lại: 'Trong chuyến đi du lịch cuối tháng 7 của gia đình tôi cùng một số gia đình trong cơ quan đến Thác Mây (huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa), tôi thấy 2 cháu trai bị nước suối cuốn chới với ngoi lên mặt nước nhưng không ngoi lên được, rơi vào trạng thái vùng vẫy. Không kịp hô hoán, tôi nhảy xuống giữa dòng nước xoáy, túm tóc hai cháu kéo về phía mình một đoạn, rất may ngay lúc đó có bác sĩ Vũ Đình Quynh cùng cơ quan kịp thời tiếp sức, lúc sau có thêm cháu Trần Đăng Linh (20 tuổi), sinh viên đại học năm thứ 3, con trai đồng nghiệp cùng cơ quan dũng cảm nhảy xuống để hỗ trợ tiếp sức cứu đuối cho hai cháu trai thoát chết.
Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ, cứu nạn, đề nghị Binh chủng Đặc công huy động lực lượng người nhái tinh nhuệ tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
Đơn vị của Bộ Quốc phòng sẽ huy động thêm lực lượng tìm kiếm khoảng 20 người, trong đó có 15 người nhái tinh nhuệ nhất để tiến hành rà soát tổng quan khu vực cầu Phong Châu bị sập.
Ngày 29/9, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp Cục Cứu hộ, cứu nạn (Bộ Quốc Phòng) tổ chức triển khai các biện pháp, phương án tiếp theo trong việc trục vớt cầu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu Phong Châu - nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao xảy ra lúc 10 giờ sáng 9/9.
15 đặc công người nhái tinh nhuệ nhất sẽ tiến hành rà soát tổng quan từ chân cầu Phong Châu cũ, bán kính rộng 10km để tìm kiếm nạn nhân mất tích.
15 người nhái tinh nhuệ của Binh chủng Đặc công được Bộ Quốc phòng huy động tìm kiếm người mất tích, trục vớt cầu Phong Châu ở Phú Thọ.
Lebanon và Syria những ngày qua rung chuyển khi hàng loạt thiết bị thông tin liên lạc được cho là do các thành viên của tổ chức Hezbollah sử dụng đã đồng loạt phát nổ, gây ra thương vong lớn. Vụ việc hoàn toàn bất ngờ, cả về hình thức, cách thức diễn ra và số lượng người bị ảnh hưởng, đồng thời làm nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm về an ninh và công nghệ trong hoạt động tình báo hiện đại.
Ngày 19/9, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh và Lữ đoàn 543 Quân khu 2 tiếp tục huy động lực lượng, khẩn trương tiến hành gia cố đường và bến bờ sông Hồng, chuẩn bị lắp cầu phao tạm thay thế cho cầu Phong Châu đã bị sập.
Thời gian qua, tại Đồng Nai đã xuất hiện một số vụ giả vờ nhảy cầu tự tử (dựng hiện trường tự tử rồi bỏ đi) khiến lực lượng chức năng và người dân sống ở khu vực xung quanh mất thời gian xác minh thông tin, triển khai tìm kiếm cứu nạn.
Ngày 18/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với chính quyền các địa phương Bù Đăng, Bù Gia Mập khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa lũ, chủ động di dời người và tài sản của người dân ra khỏi các khu vực bị sạt lở, ngập lụt.
Chính quyền địa phương đã thông báo người dân hạn chế đi lại lúc trời mưa, gần sông suối và đã hướng dẫn khoảng 7 hộ dân nằm trong vùng bị ngập tạm thời sơ tán đến khu vực an toàn.
Ngày 17/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) đang khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng lập các chốt chặn tại các khu vực cầu, đường bị ngập lụt; đồng thời hướng dẫn người và các phương tiện di chuyển qua các tuyến đường tránh nhằm đảm bảo an toàn.
Tại Thái Nguyên, cơn bão số 3 làm 2 học sinh thiệt mạng, 93 trường thiệt hại ước tính khoảng hơn 23 tỷ đồng. Có 116 phòng học, 14 phòng chức năng, 2 nhà ở nội trú, 6 nhà ăn, 6 nhà bếp ăn và 79 công trình khác bị hư hại ở những mức độ khác nhau.
Nhân viên công ty thoát nước cho biết, đội ngũ cấp thoát nước đang tăng cường giải quyết ngập sâu tại Hà Nội, dự kiến đến khoảng 10h sáng 16/9 nước sẽ dần rút.
Bãi biển đá ông Địa, Phan Thiết là nơi có dòng nước xoáy ngầm khá nguy hiểm nhưng nhiều du khách vẫn xuống tắm và chủ quan bơi ra xa.
Một con gấu đen lớn dạo chơi trên bờ biển ở Mỹ, hà mã nhí nổi tiếng thế giới bị du khách ném đồ vào người... là những video nổi bật trong tuần này.
Ngày 14/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đến thăm và làm việc với tỉnh Thái Nguyên về khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Ngày 12/9, thông tin từ VKSND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, lực lượng chức năng vừa tìm thấy thi thể anh Lê Văn H. (SN 1999), nạn nhân trong vụ 3 mẹ con bị lật thuyền do ảnh hưởng của bão số 3 ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch.
Nhiều sao Việt đã quyên góp, tận tay gửi nhu yếu phẩm cứu trợ đồng bào đang gặp khó khăn sau cơn bão số 3.
Sáng 10/9, đoàn cứu trợ gồm năm người từ thị trấn Yên Bình (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) tham gia cứu trợ người dân bị bão lũ ở thành phố Yên Bái, do nước xoáy và chảy xiết, thuyền bị lật đã khiến một người tử vong, một người bị thương.
Dù nước lũ tại thành phố Yên Bái đang có dấu hiệu rút nhưng trời vẫn tiếp tục mưa to, đất đá 'no nước' nên thường trực nguy cơ sạt lở.
Nhiều nghệ sĩ Việt đã có những hành động đẹp, thiết thực chung tay hỗ trợ người dân ở các tỉnh miền Bắc sau ảnh hưởng của bão lũ.
Đến sáng nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy 25 thi thể tại thôn Làng Nủ. Hiện, chính quyền đang nỗ lực tìm kiếm 70 nạn nhân mất tích.
Những con phố biến thành sông sâu, những dãy nhà ngập vút tầng trệt, những tiếng kêu cứu nhói lòng từ ô cửa sổ - TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) thêm một lần chịu thảm họa khi lũ sông Hồng tràn về đã 4 ngày qua.
Trong lúc cứu nạn, chiếc thuyền tự chế của người dân bị lật khiến 1 phụ nữ và 1 bé trai tử vong.
Nước sông Cầu trên địa bàn TP. Thái Nguyên dâng cao, kèm theo mưa lớn, dòng nước xoáy đã làm lật thuyền tự chế của người dân trên địa bàn phường.
Cục Đường bộ Việt Nam lưu ý các đơn vị, địa phương kiên quyết tạm dừng khai thác các cầu không bảo đảm an toàn do thiên tai, mực nước dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn.
Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tính đến 17 giờ ngày 9/9 đã có 71 người chết và mất tích do bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra.
Một cuộc giải cứu đầy kịch tính đã diễn ra trên biển khi nam thanh niên đến từ Trung Quốc đã bị sóng cuốn phăng lúc đang chơi đùa trên bờ...
Công an TP.Hà Nội đã tiếp nhận 70 tin báo người dân gặp sự cố cây đổ, khoảng 1.500 cán bộ, chiến sĩ được điều động tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ.
Trung tâm chỉ huy Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận hơn 70 tin báo cứu nạn cứu hộ, điều động hơn 140 lượt xe, phương tiện phá dỡ với hơn 1.500 cán bộ chiến sĩ tham gia triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ.
Chỉ trong hơn 2 giờ đồng hồ chiều ngày 6-9, sau cơn mưa lớn do ảnh hưởng của bão Yagi, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã tiếp nhận và điều động lực lượng, phương tiện phối hợp quần chúng nhân dân tổ chức cứu nạn, cứu hộ 11 vụ tai nạn do cây gẫy, đổ trên địa bàn Thành phố, đưa 9 người đi cấp cứu, kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, đã có 2 người tử vong vì bị cây đổ đè vào người.
Sáng 7/9, bão Yagi bắt đầu có những tác động đến khu vực đất liền từ Quảng Ninh đến Nam Định.
Nếu có việc khẩn, buộc phải ra đường khi địa phương mình sống đang chịu ảnh hưởng của siêu bão Yagi, bạn cần nắm những nguyên tắc, giải pháp an toàn khi di chuyển.
Do ảnh hưởng của mưa lũ và kết cấu đất cát pha, nhiều diện tích đất khu vực bờ sông Chu đoạn qua xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị sạt lở nghiêm trọng. Hàng trăm hộ dân sống cạnh bờ sông không khỏi thấp thỏm, lo lắng.
Bằng kinh nghiệm của mình, cụ ông làng biển 80 tuổi ở Quảng Bình đã cứu sống một học sinh đuối nước, em còn lại bị nước cuốn trôi, hiện đang mất tích.
Những ngày gần đây, hàng trăm người dân ở Thọ Hải (Thọ Xuân, Thanh Hóa) như ngồi trên đống lửa bởi tình hình sạt lở nghiêm trọng bờ sông Chu uy hiếp tới bãi bồi, hoa màu và khu vực dân cư. Với tốc độ sạt lở như hiện nay, nếu không có biện pháp can thiệp, xử lý thì diện tích đất bị cuốn xuống dòng nước ngày một lớn.
Hiện nay, một số bãi tắm đập, ao, hồ, sông, suối tự phát được nhiều người lớn, trẻ nhỏ tìm đến giải nhiệt, bất chấp những cảnh báo về nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra. Những bãi tắm tự phát này không có người cứu hộ, một số nơi nước sâu, nước xoáy, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về đuối nước, dễ dẫn tới những hậu quả khó lường.