Nguy cơ từ đốt rác tự phát

Đốt rác tự phát trong khu dân cư đang có chiều hướng gia tăng, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Nguyên nhân chính là do chưa có cơ chế thu gom, vận chuyển, xử lý đối với rác thải cồng kềnh, cùng với ý thức của một số người dân còn hạn chế. Giải quyết vấn đề này cần sự sâu sát của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và đặc biệt là tuyên truyền để người dân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi.

Ngăn chặn hàng nhái, hàng giả tràn ngập vỉa hè

Thời gian gần đây, trên vỉa hè các tuyến đường, phố của Hà Nội xuất hiện nhiều hơn các sạp hàng quần áo, giày dép, túi xách, chăn ga gối đệm… mang nhãn mác các thương hiệu lớn, xuất xứ từ nước ngoài được bày bán công khai. Theo quan sát của phóng viên Báo Hànôịmới, người tiêu dùng đua nhau mua sắm, bất chấp lời cảnh báo về chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả. Các chủ bán hàng cũng phớt lờ sự kiểm soát của lực lượng chức năng, chỉ đến khi bị 'dẹp' thì họ ôm hàng bỏ chạy.

Thị trường bánh trung thu: Nhộm nhoạm chất lượng, xuất xứ

Nguồn cung bánh trung thu hiện rất đa dạng, từ sản phẩm của các công ty lớn chuyên sản xuất bánh kẹo đến các loại bánh tự làm (homemade) hay bánh từ nước ngoài vào không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hà Nội: Mưa giông dữ dội giờ tan tầm, nhiều tuyến phố ngập sâu, giao thông náo loạn

Mưa lớn bắt đầu trút xuống các quận nội thành Hà Nội khoảng 17 giờ 30 phút. Mưa lớn kèm theo gió giật mạnh đúng vào giờ cao điểm khiến các phương tiện, đặc biệt là xe máy di chuyển rất khó khăn.

Tắc nghẽn đường xuất khẩu sang Trung Quốc, trái cây 'hạ giá' tràn xuống vỉa hè, lòng đường Hà Nội

Dưa hấu, thanh long, mít Thái giá chỉ khoảng 10.000 đồng/kg đang được đổ đống bán lẻ tại nhiều tuyến phố cửa ngõ ra vào thành phố Hà Nội do không xuất khẩu được sang Trung Quốc.

Xử phạt nghiêm hành vi đi xe trên vỉa hè

Tình trạng đi xe trên vỉa hè (chủ yếu là xe máy) diễn ra phổ biến tại một số nút giao thông, tuyến đường vào giờ cao điểm trên địa bàn Hà Nội. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự thiếu ý thức của người điều khiển phương tiện và sự quá tải phương tiện so với hệ thống hạ tầng. Thực trạng trên đòi hỏi các cấp, ngành phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng xử phạt nghiêm người điều khiển phương tiện đi trên vỉa hè.

Trị ''bệnh'' chiếm vỉa hè - cần quyết liệt

Khác hoàn toàn cảnh đường thông, hè thoáng trong khoảng thời gian toàn thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19, những ngày này, trên nhiều tuyến phố của Thủ đô lại tái diễn tình trạng vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm, hàng quán bày bán tràn lan, gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị. Thực tế cho thấy, để trị được 'bệnh' lấn chiếm vỉa hè, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng và các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố.

Những xe rác 'vô duyên'

Hàng ngày đi qua tuyến phố Cương Kiên (quận Nam Từ Liêm), tôi thường xuyên bắt gặp hàng chục xe rác nối đuôi nhau, xếp thành 2 hàng ngay trên tuyến phố gây mất mỹ quan đô thị.

Xử lý vi phạm trên phố Cương Kiên sau phản ánh của báo Lao động Thủ đô

Ngay sau khi nhận được phản ánh của báo Lao động Thủ đô về tình trạng vi phạm trật tự đô thị, trật tự giao thông trên phố Cương Kiên, Công an quận Nam Từ Liêm đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và lập biên bản xử lý 26 trường hợp vi phạm.

Nhức nhối tình trạng chợ cóc trên phố Cương Kiên

Trên tuyến phố Cương Kiên (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang hàng ngày tiếp diễn tình trạng các tiểu thương ngang nhiên lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để bày bán các mặt hàng kinh doanh, gây mất trật tự và mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những rào cản trên hè phố đẩy người đi bộ xuống lòng đường

Hiện nay, vỉa hè trong nội đô đang tồn tại nhiều rào cản gây khó khăn cho người đi bộ. Theo nguyên tắc, vỉa hè là nơi dành riêng cho người đi bộ. Nhưng nguyên tắc cũng chỉ là… nguyên tắc, bởi vỉa hè của nhiều con phố đã và đang bị chiếm dụng làm nơi sản xuất, kinh doanh.