Hà Nội bổ sung thêm tiền ăn 500.000 đồng/người cho các đối tượng đang được nuôi dưỡng, chữa trị tại các trung tâm bảo trợ xã hội.
Khi nền nhiệt độ ở Hà Nội xuống dưới 10°C, những người lang thang mặc quần áo không đủ ấm, đắp chăn mỏng nằm ngủ ở vỉa hè phố đã được cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đưa về tránh rét và chăm sóc, nuôi dưỡng.
Ngay trong dịp Tết Nguyên đán 2024, những ngày rét đậm, rét hại dưới 10 độ C, Đội Công tác xã hội của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội tăng cường rà soát địa bàn, tập trung người lang thang về đơn vị chăm sóc, nuôi dưỡng.
Để đảm bảo công tác an sinh xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố, ngày 17/4/2023, Hà Nội đã triển khai Quyết định số 2252/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc thực hiện công tác người lang thang trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, người có hành vi xin ăn, xin tiền được lập hồ sơ quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nuôi dưỡng trong tối đa 3 tháng. Quá thời gian trên, giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội đề xuất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định giải pháp nuôi dưỡng phù hợp.
Kinhtedothi – Để công tác tập trung người lang thang xin ăn, xin tiền đạt hiệu quả tốt hơn thì rất cần các sở ngành phát huy vai trò trách nhiệm, địa phương chủ động vào cuộc; xử lý hình sự đối tượng bảo kê chăn dắt người lang thang xin ăn. xin tiền.
Thành phố sẽ có phương án nuôi dưỡng lâu dài đối với những người không xác định được nơi cư trú, hoặc tiếp tục có hành vi xin ăn, xin tiền sau khi trở về cộng đồng.
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân cho biết, hiện công tác tập trung người lang thang xin tiền vẫn gặp nhiều khó khăn, do có đến 80% người lang thang xin tiền thuộc diện bị các đối tượng bảo kê, chăn dắt. Các đối tượng này sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng, lợi dụng người già, trẻ em, người khuyết tật để thu lợi cho bản thân…
Kinhtedothi – Số người lang thang xin ăn, xin tiền trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu thực sự chỉ chiếm 20%, còn lại 80% là do bảo kê chăn dắt. Khi thực hiện Quyết định 2252/QĐ-UBND, số lượng người lang thang xin ăn, xin tiền được tập trung tăng đột biến, lên tới 30 người/tuần.