Chiếc ô tô BKS 30F-415.xx đi theo hướng thị trấn Bắc Yên đi xã Tà Xùa (Sơn La) trên xe có 6 người, tự đâm xuống ta luy âm cách mặt đường khoảng 150m. Vụ việc khiến 1 người chết, 2 người bị thương.
Dù đã giảm nhiều song vẫn còn tình trạng nông dân ở Hải Dương đốt rơm rạ ngay ngoài ruộng, gây ô nhiễm môi trường.
Ngày 12/11, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Châu Phú tổ chức hội thảo tổng kết mô hình sản xuất lúa hàng hóa thương phẩm theo quy trình '1 phải, 5 giảm', kết hợp công nghệ sinh thái vụ thu đông năm 2024. Tham dự hội thảo có 150 nông dân của 10 xã, thị trấn thuộc huyện Châu Phú.
Vợ chồng ông M, Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang chia sẻ thông tin cho con 600 công đất trong ngày đám hỏi là do nhầm lẫn việc quy đổi.
Chiều nay (12/11), lãnh đạo Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết: Tỉnh ủy Kiên Giang vừa chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Giang Thành vào cuộc tìm hiểu, xác minh thông tin vợ chồng Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành tuyên bố cho con gái của hồi môn 600 công đất ruộng, trị giá hàng chục tỉ đồng. Khi nào xác thực thêm thông tin sẽ cung cấp thêm cho báo chí.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, năm 2023 và 2024, Ban Thường vụ Huyện ủy xác định 4 nội dung mang tính đột phá để triển khai thực hiện, bước đầu đạt kết quả.
Khoảng hơn 4 năm nay, khi độ mặn của khu vực nuôi rươi ở huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, tăng lên khiến con rươi ngày càng vắng bóng, bà con nông dân có khoản thu đáng kể nhờ cấy lúa trên ruộng rươi.
Giá lúa và gạo trong nước ghi nhận tăng trưởng trong tuần qua. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu vẫn giữ được sự ổn định ở mức 520-525 đô la Mỹ/tấn, cao cao nhất trong khu vực.
So với giá bán năm ngoái, cúc họa mi năm nay có tăng giá, nhà vườn thu không đủ để bán.
Chiều 8/11, Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình 'Ứng dụng tổng hợp tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa thương phẩm, trong đó ứng dụng thiết bị gieo sạ cụm để gieo sạ' tại xã Mỹ Phú Đông (huyện Thoại Sơn).
Mùa mưa là thời điểm việc trồng rau đối mặt với nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh dễ phát sinh, chi phí lớn. Để khắc phục những điều này, một số hộ nông dân ở xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi) đã ứng dụng che phủ ni lông cho ruộng rau, đảm bảo năng suất cao, giá cả tốt và được tiêu thụ nhanh chóng.
Một trong những vấn đề trọng tâm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh triển khai để tạo dòng chảy của nông sản từ đồng ruộng đến với người tiêu dùng là xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, liên kết thành các hợp tác xã đủ mạnh, đồng thời chuẩn hóa các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Thời gian qua xã Tam Lư (Quan Sơn) huy động nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế bền vững giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.
Để có được 'trái ngọt' ngày hôm nay cũng là cả một hành trình nhiều khó khăn của người đàn ông bắt đầu từ hai bàn tay trắng.
Khoảng nửa tháng trở lại đây, bà con nông dân nhiều vùng ở Hải Phòng và Hải Dương bắt đầu vào mùa thu hoạch rươi. Dù mới qua 2 con nước nhưng theo bà con, năm nay rươi rớt giá, chất lượng cũng không được như mọi năm.
Từ khi chuyển đổi từ cây lúa sang trồng sả, hàng ngàn hộ dân ở cù lao Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn.
Dù người dân kiến nghị nhiều lần song tình trạng rác thải ô nhiễm trên tuyến đường Xuân Diệu ở thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn chưa được giải quyết.
Được coi là một loại đặc sản chỉ xuất hiện mỗi năm một lần nên trước đây, mỗi cân rươi có giá lên tới 600-700 nghìn đồng/kg nhưng vài ngày gần đây bất ngờ rớt giá chỉ còn 200 nghìn đồng/kg.
Nông dân xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đang tất bật thu hoạch rươi chính vụ. Xã có hơn 500 hộ dân tham gia mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy nội đồng với khoảng 300ha.
Hiện nay, thời tiết diễn biến khá phức tạp, mưa rất ít, trời nắng kéo dài, hanh khô ảnh hưởng sản xuất cây trồng vụ đông nhất là khu vực lòng chảo Điện Biên. Một số diện tích cây trồng vụ đông vùng lòng chảo rơi vào tình trạng thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển, sinh trưởng.
Nghị trường 'nóng' với thực trạng lãng phí; Cần quản lý rõ ràng, chặt chẽ mua thuốc trực tuyến; Xuất khẩu gạo: Kiên trì mục tiêu 5 tỷ USD; Xuất khẩu cao nhưng vẫn còn nông dân bỏ ruộng ... là một số tin tức đáng chú ý trên mặt báo số ra sáng 5/11.
Dù thu nhập không cao nhưng hiện vẫn còn nhiều phụ nữ ở thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai (thành phố Cần Thơ) gắn bó với nghề chằm nón lá. Với họ, chằm nón lá vừa giúp kiếm thêm thu nhập, vừa 'níu giữ' nghề truyền thống lâu năm ở xứ này. Vì thế mà ngày nay, ở thị trấn Thới Lai, len lỏi ở các con đường quê, vẫn còn các cô, dì, chị em phụ nữ miệt mài với việc chằm những chiếc nón lá để bán cho người ra đồng, thăm ruộng, đi vườn.
Ông Trương Văn Đẹp (Tám Đẹp), 70 tuổi trồng thành công loại rau dại quen thuộc lại giàu đạm cho thu hoạch quanh năm và nhẹ nhàng thu 1-1,5 tỷ đồng.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 189/KH-UBND về việc tổ chức cộng đồng quản lý chuột hại bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Mục đích nhằm chủ động phòng chống kịp thời, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra đối với sản xuất nông nghiệp.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Hải Dương, đến nay số lượng ruộng bỏ hoang đã giảm mạnh so với những năm trước kia.
Năm nay, rau vụ đông sớm ở Gia Lộc (Hải Dương) thu hoạch muộn hơn nhiều năm trước do ảnh hưởng của bão số 3, song giá bán lại cao hơn.
Khai thác lợi thế đất nông nghiệp, những năm qua, nông dân xã Chu Điện, huyện Lục Nam (Bắc Giang) năng động phát triển cây vụ đông. Nhờ sản xuất theo hướng thâm canh theo vùng tập trung, giá trị cây vụ đông tăng cao, đời sống người dân được cải thiện.
Sáng 1-11, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổng kết mô hình trồng ngô ngọt năm 2024 tại tổ 5, phường Hòa Bình.
Theo ngành Nông nghiệp huyện Lạng Giang (Bắc Giang), trồng hoa dịp cuối năm giúp người dân có lợi nhuận cao. Cụ thể, doanh thu từ trồng hoa đạt hơn 130 tỷ đồng mỗi năm, người dân lãi khoảng 4,5 triệu đồng/sào. Sở dĩ có được hiệu quả đó là do các cơ sở trồng hoa lựa chọn những loại giá trị cao, nhu cầu lớn dịp Tết.
Vụ việc này đã xảy ra khá lâu nhưng thời gian gần đây bỗng được truyền thông Trung Quốc chia sẻ lại, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận.
Vào mỗi dịp cuối thu, đầu đông là lúc người dân phường Hồng Châu (thành phố Hưng Yên) bước vào vụ thu hoạch niễng. Hiện nay, phường Hồng Châu có hơn 17 héc-ta với khoảng 150 hộ trồng niễng. Thị trường tiêu thụ thuận lợi, cây niễng đã trở thành cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế khá cho người dân địa phương.
Hơn 10 năm gắn bó với công tác Hội, chị Đỗ Thị Lả - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Mường (xã Mường Than, huyện Than Uyên) luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế và tích cực trong các hoạt động Hội. Bởi thế, nhắc đến gương tiêu biểu trong tổ chức Hội Phụ nữ, chị Lả được nhắc đến đầu tiên.
Vào những hôm trời mưa, các phương tiện xe đạp, xe máy nếu không chú ý, những chiếc áo mưa vướng víu sẽ tiềm ẩn những rủi ro, nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.
Lũ kết hợp triều cường, mưa lớn đang gây ngập một số diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An, nhất là đợt ngập từ ngày 21 đến 22/10/2024. Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản về việc Chăm sóc cây trồng bị ảnh hưởng ngập lũ trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/10, một hố sụt lún xuất hiện giữa cánh đồng tại thôn Nà Ó, xã Thanh Thịnh (Chợ Mới) khiến người dân lo lắng. Chính quyền xã và bà con nhân dân trong thôn mong cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân xuất hiện hố sụt lún và có phương án xử lý để bà con yên tâm canh tác.
Nhập nhằng trong việc cho thuê đất ruộng của nông dân thôn Ngọc Lý, xã Ngọc Kỳ và 1 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) làm phát sinh mâu thuẫn ở địa phương.
Một hố sụt lún có đường kính khoảng 1,6m, sâu hơn 4m bỗng nhiên xuất hiện giữa cánh đồng trồng ngô của người dân ở xã Thanh Thịnh (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn).