Đã từ lâu, danh xưng Bộ đội Cụ Hồ trở thành một cụm từ khắc sâu vào tâm trí, trái tim của mọi người dân Việt Nam. Vì sao vậy? Vì Cụ Hồ là biểu tượng cho phẩm giá Việt Nam, Người kết tụ những giá trị văn hóa cao đẹp, Người khai mở con đường cách mạng Việt Nam, nên việc Quân đội do Người sáng lập và những người lính được mang tên Người là niềm kiêu hãnh, tự hào như một lẽ đương nhiên. Danh xưng, danh hiệu đó thể hiện đầy đủ bản chất tốt đẹp, giá trị cao quý mà không phải đội quân nào trên thế giới cũng có được.
Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
Trong các cuộc hội thảo, hội nghị đều chỉ rõ còn nhiều rào cản, yếu tố liên quan đến truyền thống, tôn giáo khiến người dân chưa đồng thuận hiến mô, tạng. GS.TS.BS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, Phó Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam cho hay, trong ghép tạng, nguồn hiến vẫn còn khó khăn, nhất là từ người hiến chết não.
Được kết nạp đảng và cũng là một trong những người lính nghĩa vụ lớp đầu vào chiến trường những năm 1962, chỉ huy trực tiếp những trận đánh ác liệt tại Quang Nam năm xưa, CCB-TB Nguyễn Khắc Lịch bồi hồi ôn lại lịch sử, niềm tự hào dân tộc nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vườn đồi thanh long Hàm Thuận Nam giữa tiết thu sang, làn hơi nước trong lành, mát mẻ lan tỏa trên khắp miệt vườn. Sau những ngày mưa, nắng thu trở nên vàng óng, ngọt ngào như giọt mật xoa vuốt lên làn da thôn nữ. Các chị, các cô duyên dáng, xinh tươi, niềm nở nụ cười mến khách.
Ông Phạm Ngọc Phi kể lại từ tháng 11-1966, Đức Phổ náo động cảnh trực thăng trên bầu trời, hỏa châu sáng đêm đêm, tàu thủy đổ bộ, xóm làng tràn ngập bóng lính Mỹ.
Khúc ru Côn Đảo
TP.Tân An, tỉnh Long An không chỉ là 'trái tim' của Long An mà còn được biết đến với địa danh Vũng Gù xưa. Đây cũng là nơi có khá nhiều di tích lịch sử - văn hóa (DTLS), địa điểm dừng chân quen thuộc ở cửa ngõ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở Bình Dương, bên cạnh lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm gồng mình, căng sức, còn có nhiều người luôn chung sức, đồng lòng hỗ trợ từ vật chất đến tinh thần để cùng nhau vượt qua khó khăn. Để tiếp thêm tinh thần cho những 'chiến binh' trên tuyến đầu và lan tỏa đến mọi người ý chí vững tin chiến thắng đại dịch, anh Cao Đại Hoàng cùng ê kíp đã thực hiện MV 'Bình Dương ngày tươi sáng'.
'Nếu không có Cách mạng Tháng Tám thì tôi biết làm gì? Phải nói rằng cách mạng đã sinh ra tôi lần thứ hai' - lời nói năm nào của cố nhạc sĩ (NS) Phan Huỳnh Điểu như lời khẳng định cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn người NS. Từ mạch nguồn cảm xúc ấy, nhiều sáng tác của cố NS đã ra đời, được trau chuốt từng giai điệu vừa mang âm hưởng trữ tình, hào sảng, vừa chứa đựng tinh thần lạc quan, yêu đời,...
Lang thang miền ký ức, bỗng nhớ ngày xưa một thời 'nghề' cuốc đất. Gọi 'nghề' cho nó chuyên nghiệp tí, chứ hồi ấy với khẩu hiệu 'tất cả cho sản xuất', 'lao động là vinh quang', 16 tuổi được xếp diện lao động, mà lao động là phải biết cuốc đất, dọn rẫy gieo trồng để tự túc lương thực. Cái 'nghề' này chẳng phải trường lớp gì, cứ thấy người ta cuốc, mình cuốc, cuốc riết rồi quen, rồi giỏi, rồi lên bậc lao động chính, lao động tiên tiến.
Ngày 22-10, Báo QĐND Điện tử nhận được bài thơ của Thượng tá Nguyễn Đồng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 4, Bộ Quốc phòng viết về Thượng tá, liệt sĩ Nguyễn Tiến Dũng, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả thiên tai tại Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Xin giới thiệu với bạn đọc.