Hậu quả của trận động đất hôm 6/2 đã tạo động lực thúc đẩy quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia mà nước này có mâu thuẫn. Song, tác động dài hạn vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Là bạn đồng hành của con người không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày, những chú chó nghiệp vụ còn góp phần quan trọng trong công tác tìm kiếm cứu nạn và mang tới hy vọng cho những nạn nhân trong thảm họa, đặc biệt là trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Thảm họa động đất hôm 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 23.000 người, đẩy hàng trăm nghìn người khác vào cảnh mất nhà cửa, phá hủy hàng chục nghìn ngôi nhà, nhiều công trình lịch sử. Các chuyên gia cho rằng, rất khó để xác định rõ ràng chi phí thiệt hại do thảm họa này gây ra cũng như phải mất nhiều năm để tái thiết bởi kinh tế thế giới đang trong thời điểm khủng hoảng.
Có ý kiến cho rằng phản ứng nhân đạo quốc tế sẽ xoa dịu mối quan hệ ngoại giao vốn căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia ở Trung Đông, Địa Trung Hải và NATO.
Trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang chạy đua ứng cứu các nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát do thảm họa động đất, hàng loạt các quốc gia trên thế giới cũng đang khẩn trương gửi đoàn cứu hộ, cứu nạn, vật tư y tế và hỗ trợ nhận đạo đến đây.
Ngày 9/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi Hội đồng Bảo an cho phép mở thêm các điểm nhận viện trợ nhân đạo qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng cứu trợ của Liên hợp quốc tới các khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa động đất tại Syria.
Tổng thư ký Guterres hy vọng Hội đồng Bảo an có thể đạt được sự đồng thuận cho phép sử dụng thêm cửa khẩu biên giới nhằm tăng cường khả năng thực hiện các hoạt động vận chuyển hàng cứu trợ vào Syria.