Quảng Nam: Nỗi lo Hà Bá 'nuốt' làng

Sau đợt mưa bão vừa qua, nhiều đoạn bờ biển và bờ sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị sạt lở nghiêm trọng đe dọa đến nhà cửa, đất vườn của nhiều hộ dân. Điều đáng nói là hiện nay địa phương chưa có biện pháp khắc phục bền vững, còn người dân thì sống trong nỗi lo thấp thỏm lo sợ Hà Bá 'nuốt' làng.

Chuyện ít biết về những chuyến cõng hàng trong bom đạn

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, ở khu căn cứ Krong (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), trừ lương thực được sản xuất tại chỗ, còn thì mắm muối, thuốc men, văn phòng phẩm… đều do các cơ sở bí mật ở Bình Định, Quảng Ngãi mua gom rồi ta cử người xuống mang về. Bà Đỗ Thị Hưu (trú tại số 62 Nguyễn Hữu Huân, TP. Pleiku) từng có thời gian cõng hàng cho chiến khu Krong.

Bộ Xây dựng chưa xem xét, đánh giá Dự án Thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong

Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch Dự án Thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong (tỉnh Bình Định) của Công ty Phúc Thành cần bổ sung quy trình vận hành, đánh giá tác động kinh tế - xã hội.

Quảng Nam: Sạt lở bờ sông Côn, hơn 4.000m3 đất sản xuất bị cuốn trôi

Các hộ dân lo ngại nếu chính quyền không nhanh chóng có giải pháp chống sạt lở thì chỉ 1-2 đợt mưa bão nữa là toàn bộ đất sản xuất và đất thổ cư của các hộ dân sát bờ sông Côn sẽ bị 'xóa sổ.'

Quảng Nam: Thấp thỏm lo mất đất vì bờ sông Côn sạt lở nghiêm trọng

Do ảnh hưởng của đợt mưa, bão số 4, 5, 6 từ cuối tháng 9/2022 đến nay, hơn 10 hộ dân sống bên bờ sông Côn, thôn Thái Chấn Sơn, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam luôn sống trong lo âu, thấp thỏm sợ mất đất ở và đất sản xuất do tình trạng sạt lở bờ sông Côn gây ra.

Vùng 'rốn lũ' của Quảng Nam ngập sâu

Mưa lớn kéo dài cùng với việc các thủy điện đầu nguồn xả nước điều tiết làm nước sông Vu Gia dâng cao, vùng rốn lũ Đại Lộc bị ngập sâu.

'Rốn lũ' ở Quảng Nam ngập sâu, giao thông tê liệt

Sáng 15/10, do mưa lớn liên tục những ngày qua khiến mực nước trên sông Vu Gia lên nhanh, nhiều nơi ở vùng 'rốn lũ' huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) chìm trong biển nước.

Vùng 'rốn lũ' Đại Lộc, Quảng Nam: Nhiều nơi bị ngập sâu trong nước

Do mưa lớn, mực nước sông Vu Gia lên nhanh khiến nhiều nơi tại vùng 'rốn lũ' huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam bị ngập sâu trong nước.

Vĩnh biệt HLV Nguyễn Ngọc Thiện và độc chiêu 'đỡ ngực bắt vô-lê'

Nghe tin HLV Nguyễn Ngọc Thiện từng là chân sút nổi tiếng của Công nhân Nghĩa Bình (tiền thân của đội Bình Định) qua đời ở tuổi 69, rất nhiều đồng đội, học trò của anh bàng hoàng tiếc thương.

Trận thư hùng Roi Thuận Truyền - Quyền An Thái lưu danh làng võ

Dưới ánh trăng soi bóng xuống dòng sông Côn hiền hòa, tại võ đường Hồ Gia, võ sư Hồ Sỹ say sưa kể về trận thư hùng Roi Thuận Truyền - Quyền An Thái.

Về Bình Định thưởng thức song thằn - đặc sản bún tiến vua cực quý hiếm thời xưa

Không chỉ thơm ngon, loại bún này còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

Độc đáo thành đá Tà Kơn giữa rừng Vĩnh Thạnh, Bình Định

Thành đá Tà Kơn nằm trong một cánh rừng già ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là một bức vách đá độc đáo, gồm nhiều cột đá hình lục giác ken sát vào nhau, cao hàng chục mét và kéo dài hàng trăm mét.

Vùng đất mở cửa một vương triều

An Khê-cửa ngõ và là vùng kinh tế quan trọng phía Đông Gia Lai chính là châu thổ đầu tiên của sông Ba, dòng sông dài nhất của miền Trung phát nguồn từ hệ núi Ngọc Rô (tỉnh Kon Tum) rồi chảy qua Gia Lai, Phú Yên để đổ ra Biển Đông. Nằm cận thượng nguồn của sông Ba, châu thổ này là vùng đất được cư dân miền xuôi đến mở đất lập làng từ hàng trăm năm trước, mở ra việc sống chung và giao thương với cư dân bản địa sớm nhất Bắc Tây Nguyên. Chính nhờ vậy mà Tây Sơn Tam kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã chọn vùng đất này làm căn cứ buổi đầu cho cuộc dấy nghĩa mở ra vương triều Tây Sơn với trang sử chống ngoại xâm hiển hách của dân tộc. Dòng sông mở Kbang là thị trấn đầu tiên nằm bên sông Ba, cách những buôn làng của người Mơ Nâm, Bahnar nơi đầu nguồn trên cả trăm cây số. Thị trấn Kbang cách thị xã An Khê 30 km, tôi phải qua lại nhiều lần để nhận ra tính độc đáo của một châu thổ cao nguyên dọc dài từ xã Nghĩa An (huyện Kbang) đến khỏi phố thị An Khê. Những ruộng đồng, nương bãi, gò đồi thoáng rộng hai bên sông, đâu cũng thắm màu xanh. Che chắn chung quanh là những hệ núi trập trùng. Những làng mạc hai bên đường hay ẩn dưới vườn cây của người Bahnar, người Kinh thảy đều tươi sức sống. Trải mình qua những lũng sâu, vực thẳm, giữa trùng điệp núi rừng ở đoạn thượng nguồn, đến An Khê, sông Ba đã mang vào hình vóc của một con sông lớn. Cầu Sông Ba trên quốc lộ 19 ở thị xã An Khê là cây cầu kiên cố đầu tiên mà người Pháp xây dựng ở đoạn sông Ba cận thượng nguồn này. Cây cầu dài nằm giữa hai đầu phố xá rộng lớn đã làm đẹp cho cảnh quan đô thị An Khê và đối lại, phố xá cũng làm cho cây cầu giữa châu thổ lồng lộng này thêm nét duyên dáng, trữ tình. Sớm mai, đi trên cầu Sông Ba nhìn những người Bahnar cưỡi xe, mang gùi từ các ngả đường đổ đến phố chợ hay đến rẫy nương sẽ nhận ra sự phát triển của đô thị cửa ngõ này có sự góp vào đáng kể của cộng đồng cư dân bản địa. Từ cầu Sông Ba nhìn ra bốn phía thấy dòng sông như một cửa mở cho mạch sống của một vùng cao nguyên rộng lớn, ba