Chiều 18/7, TAND huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) mở phiên tòa lưu động xét xử đối với bị cáo Kiều Trần Trung (SN 1969, trú xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) về tội 'Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản'.
Thời gian gần đây, hàng trăm hộ dân tại các xã Hòa Tiến, Hòa Phong và Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) lao đao vì nước nhiễm mặn khiến cho cây lúa chết khô.
UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản liên quan đắp đập tạm trên sông Quảng Huế (địa phận Đại Lộc, Quảng Nam) để điều tiết nước từ sông Vu Gia về sông Yên xuống sông Cầu Đỏ, sông Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) giúp đẩy mặn, nhà máy nước Cầu Đỏ đủ nguồn nước thô để xử lý, cung cấp nước ngọt cho người dân thành phố.
Đập Quảng Huế nằm ở huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) sẽ được đắp tạm để điều tiết nước về cho Đà Nẵng trong mùa nắng nóng và được yêu cầu tháo dỡ trước mùa mưa, lũ.
Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…
Để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt trong bối cảnh xâm nhập mặn, lưu lượng nước thượng nguồn Quảng Nam về thấp, TP Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa có văn bản gửi Bộ TN&MT đề nghị chỉ đạo xả nước hợp lý từ các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nhằm bảo đảm mực nước vận hành trạm bơm phòng mặn An Trạch.
Để đảm bảo cấp nước cho người dân, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động theo dõi, tích cực triển khai các biện pháp để đảm bảo cấp nước an toàn, đầy đủ cho người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu nước sạch trên địa bàn.
Hiện nay, nhiều hồ chứa thủy lợi ở Tây Nguyên đã ở chạm mực nước chết. Không chỉ khu vực này, ở Bắc bộ và Trung bộ, dòng chảy trên các sông và hồ chứa tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đang bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Ngày 16/4, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh ký văn bản gửi Bộ TN&MT, đề nghị Bộ chỉ đạo xả nước hợp lý từ các hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo mực nước cho việc vận hành trạm bơm phòng mặn An Trạch.
UBND TP Đà Nẵng có văn bản đề nghị các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn Quảng Nam vận hành hồ với lưu lượng, thời gian xả theo đúng Quy trình 1865/QĐ-TTg để bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho vùng hạ du lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
Ngày 15/4, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng có Thông cáo báo chí về tình hình đảm bảo cung cấp nước sạch cho thành phố trong thời gian qua và thời gian sắp tới.
Ngày 8/4, Sở TN&MT Đà Nẵng đã có báo cáo, đề xuất UBND TP xem xét, chỉ đạo để bảo đảm không xảy ra thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới.
Ngày 26/2, Sở TN&MT Đà Nẵng đã có báo cáo gửi Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ TN&MT, phản ánh tình hình xâm nhập mặn, hạ thấp mực nước trên sông Vu Gia, có nguy cơ gây thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Từ ngày 16 đến ngày 19/10, sông Vu Gia và các sông thuộc TP Đà Nẵng khả năng xuất hiện một đợt lũ.
Mưa lớn trong mấy ngày qua đã gây thiệt hại lớn cho nông dân trồng rau ở làng rau La Hường, vựa rau chuyên canh lớn nhất Đà Nẵng.
Gần như đã hoàn thiện, nhưng Cụm công nghiệp Cẩm Lệ (Đà Nẵng) chưa thể đi vào hoạt động vì… không có lối vào.
Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Quảng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng tại buổi thị sát và kiểm tra tình hình triển khai Dự án Cụm công nghiệp Cẩm Lệ nằm trên địa bàn phường Hòa Thọ Tây (Q.Cẩm Lệ) vào chiều nay. Cùng đi với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng có ông Trần Phước Sơn – Phó Chủ tịch HĐND TP, ông Hồ Kỳ Minh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan, chính quyền Q.Cẩm Lệ.
Hàng trăm hộ dân sống ven tuyến đường Cầu Đỏ - Túy Loan (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) đang sống trong thấp thỏm, lo lắng mỗi khi trời mưa. Nguyên nhân là do dự án Cụm công nghiệp Cẩm Lệ đang thi công gần đó có cốt nền cao hơn hàng chục mét so với nền nhà dân, khiến bùn đất thường xuyên tràn xuống, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở khi mưa lớn.
Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn kỷ lục, các địa phương miền Trung đang khẩn trương triển khai các phương án ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, cao điểm là vụ hè thu này. Ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam.
Cứ vào mùa hè, TP Đà Nẵng lại đối mặt với tình trạng nước sông nhiễm mặn, dẫn đến nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Những năm qua, cụm từ 'sông Cầu Đỏ nhiễm mặn' 'Đà Nẵng đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt'... xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông. Nguyên nhân dẫn đến nước sông nhiễm mặn cũng được lặp lại như 'điệp khúc' là do thủy điện thượng nguồn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tích nước, triều cường, hạn hán...
Mới đây, Sở TN&MT Đà Nẵng đã có công văn đề nghị Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) túc trực, sẵn sàng ứng phó với xâm nhập mặn để bảo đảm cấp nước an toàn trên địa bàn.
Ngày 28/4, Sở TN&MT Đà Nẵng đã có công văn đề nghị Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) túc trực, sẵn sàng ứng phó với xâm nhập mặn để bảo đảm cấp nước an toàn trên địa bàn TP trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 – 1/5.
Khi đi vào hoạt động, nhà máy nước nghìn tỷ này cung cấp nước sạch cho các khu vực quận Liên Chiểu, quận Thanh Khê, quận Hải Châu, quận Sơn Trà, huyện Hòa Vang.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng mùa khô năm 2023, Đà Nẵng - Quảng Nam sẽ chịu nắng nóng gay gắt, xâm nhập mặn, lượng mưa ít hơn so với trung bình nhiều năm.
Nhà máy nước Hòa Liên (Đà Nẵng) có tổng mức đầu tư 1.170 tỉ đồng, được khởi công vào tháng 3/2020 và đã hoàn thành vào tháng 9/2022. Tuy nhiên đến nay nhà máy vẫn 'trùm mềm', chờ đơn vị quản lý vận hành.
Từ nay đến cuối tháng 3/2023, UBND thành phố Đà Nẵng sẽ hoàn thành việc nghiệm thu, bàn giao, chuẩn bị vận hành để đưa công trình Nhà máy nước Hòa Liên vào sử dụng, phục vụ nhân dân vào đầu tháng 4/2023.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong bảo vệ, giữ gìn, phát triển tài nguyên nước, an ninh nguồn nước của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ liên quan đến nguồn nước và chất lượng nguồn nước. Câu chuyện về sự cố ô nhiễm nước thô sông Đà vừa qua tiếp tục là hồi chuông cảnh báo về vấn đề an ninh nguồn nước, bảo đảm cấp nước an toàn, ổn định cho người dân.
Qua giai đoạn 'ngủ đông' vì Covid-19, hàng loạt dự án đầu tư được UBND TP.Đà Nẵng điều chỉnh, phân bổ vốn để tập trung thi công hoàn thành trong năm 2022 cũng như giai đoạn 2022-2025 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư...
Để khắc phục và sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiếu nước có thể xảy ra trong dịp nghỉ lễ lễ 30/4 và 1/5, theo văn bản đề nghị vận hành xả nước của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng mới đây Công ty CP Thủy điện A Vương (Thủy điện A Vương) cho biết đã lên kế hoạch xả nước vào thời gian này.
Khoảng 3 ngày nay, tại một số huyện và các quận Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê của TP Đà Nẵng xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Độ nhiễm mặn của Sông Cầu Đỏ lên đỉnh điểm, gần bằng 1/3 độ mặn của nước biển khiến nhiều khu vực trên địa bàn Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt.