Mùa thu hoạch mía, nấu đường, làng quê xứ Quảng ngạt ngào trong mùi hương mía đường. Người quê mời khách đến thăm, thưởng thức bát nước chè hai ngọt lịm hay đường dẻo kẹp bánh tráng chín, thơm lừng
Cả đời họ gắn bó với làng quê, ruộng rẫy. Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) là vui và họ càng nâng cao ý thức cộng đồng, cố gắng trao truyền cho các thế hệ về nghệ thuật đánh chiêng, góp phần bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hrê.
Núi rừng mênh mông, bản làng trầm mặc nhưng khi tiếng chiêng ba được tấu lên là mọi người hào hứng nhảy múa, lắc lư theo điệu chiêng rồi hát vang những lời ca gợi tình
Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi, đánh dấu một bước ngoặt, thể hiện tài trí của quân và dân huyện Ba Tơ dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã đi vào lịch sử, góp phần to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trải qua 77 năm (11/3/1945 - 11/3/2022), Đảng bộ, quân và dân huyện Ba Tơ sắt son một lòng dưới ngọn cờ của Đảng, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Nghề dệt thổ cẩm của người Hrê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) chính là sản phẩm tinh thần mang sự sáng tạo, tài năng và khiếu thẩm mỹ của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời. Và, Teng là ngôi làng duy nhất của người Hrê ở tỉnh Quảng Ngãi biết dệt thổ cẩm.
Những ngôi nhà sàn dần thưa vắng thay vào đó là những ngôi nhà ngói. Con gái làng Teng giờ nhiều người học đại học, cao đẳng rồi về công tác ở địa phương, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống
Đó là ngôi làng duy nhất của người H'rê ở Quảng Ngãi biết dệt thổ cẩm và cũng là nơi cung cấp trang phục bằng thổ cẩm cho phần lớn đồng bào dân tộc vùng cao tỉnh này.
Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ vừa được Thủ tướng ra Quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, gắn liền với Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ ngày 11/3/1945 và sự ra đời, hoạt động của Đội du kích Ba Tơ anh hùng. Các điểm di tích này phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Ba Vinh, Ba Động, Ba Thành và thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ.
Nhớ lại, nhiều lần gặp cụ, kể chuyện về thời thành lập Đội du kích Ba Tơ, cụ cười xòa: 'Thì thanh niên lớn lên dưới ách đô hộ của Pháp và chế độ phong kiến, hiểu nỗi nhục mất nước nên tham gia cách mạng, được vinh dự đứng vào tổ chức Đảng ở quê nhà. Cơ sở bị lộ nên Pháp bắt giam ở nhà lao Di Lăng. Rồi sau hai năm mãn hạn tù, Pháp đưa về Căng An trí Ba Tơ để quản thúc'.Rồi cụ sôi nổi: 'Cái' anh 'thực dân Pháp tưởng đâu dựa vào núi non lam chướng để quật ngã anh em tù chính trị. Nhưng chúng nhầm to. Anh em mình, người đi buôn cau, người chèo đò, người đi chăn vịt kiếm sống và ngấm ngầm hoạt động, tuyên truyền với đồng bào dân tộc trong châu lỵ Ba Tơ chờ thời cơ…'. Ngày 9.3.1945, Nhật- Pháp bắn nhau, thời cơ đã tới. Những chiến sĩ cách mạng trung kiên ở Căng An Trí Ba Tơ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Quảng Ngãi cùng đồng bào các dân tộc vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở châu lỵ Ba Tơ.Cụ Hương say sưa: 'Hồi đó, anh em làm cách mạng là làm chính trị, chứ có ai qua trường lớp quân sự nào đâu, ngoài anh Đôn (trung tướng Nguyễn Đôn) có nghiên cứu súng ống.Vậy mà, ngày 10.3.1945, khi tước được súng địch, anh Đôn hướng dẫn là tối ngày 11.3, trong đoàn quân khởi nghĩa theo chỉ đạo của anh Phạm Kiệt (trung tướng Phạm Kiệt), anh Đôn, một số anh em, trong đó có mình đã bắn súng thị uy vào đồn. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ thành công, Đội du kích Ba Tơ được thành lập và tuyên thệ bên dòng sông Liêng rồi thẳng tiến lên núi Cao Muôn lập căn cứ. Những ngày đó, cụ Hương đã hoàn thành xuất sắc trong việc về đồng bằng kết nối đường dây, vận chuyển lương thực, vũ khí ngược sông Liêng lên bến Buông rồi chuyển lên chiến khu Cao Muôn.Rồi khi đội du kích Ba Tơ chuyển về trung châu, cụ lại đảm nhiệm chức Trung đội trưởng Trung đội Lương Ngọc Quyến, thuộc đại đội Hoàng Hoa Thám đóng quân trên núi Lớn trước khi tỏa về giành chính quyền ở Quảng Ngãi.Cụ Hương thường bảo: Mình là cái anh may mắn có mặt ở tuyến đầu của những điểm son lịch sử'. Cách mạng tháng 8.1945 thành công, nhiều thành