Chia sẻ điều này, để phụ huynh ai có con em theo học các chương trình liên kết quốc tế lưu tâm, tránh bị động...
Tính ham chơi, những ngày vừa nắng ấm sau mưa, đón chờ xuân đến, có người bạn rủ đi thăm chiến khu Ba Lòng, tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ của Lương An: 'Đò em lên xuống Ba Lòng/ Chở người cán bộ qua vùng chiến khu (...) Ai về bến Trắm thì lên Về cho sơm sớm, mưa đêm khó chèo' (Cô lái đò).
Ủa, đây có phải thủ pháp 'vừa đấm vừa xoa' trong truyền thuyết không bà con.
TTH - 'Huế mình vốn đẹp sẵn, chỉ cần sắp dọn lại chút thôi thì không đâu bằng…' - tôi vẫn nhớ và tâm đắc mãi với nhận xét này của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân trong một lần trò chuyện cùng ông…
Còn nhớ những ngày đầu, khi tôi vừa mới chuyển ngành từ quân đoàn 26 về nhận công tác tại Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Cao Bằng (những năm 80 của thế kỷ trước còn gọi là ty, chưa xê dịch thành sở như bây giờ). Dí nó! Tôi quên phắt cái tên người nói háp háp giọng vịt đực vào một bên tai: 'Ở Cao Bằng chúng mình có 'Nhạc viện Trai - cốp cô Nha' đấy!'. 'Thật không?'. 'Ông tưởng tôi nói đùa à!'.
Nhan đề bài viết này là một câu trong bài thơ 'Xuân ở quê nhà' của nhà thơ Lương An mà nhiều người chưa biết. Tôi chọn câu thơ này vì con đò gợi nhắc bài thơ 'Cô lái đò' nổi tiếng của ông mà lâu nay thiên hạ khi nói đến Lương An lại dẫn những câu thơ có lẽ hầu hết người Quảng Trị đều thuộc: 'Đò em lên xuống Ba Lòng/ Chở người cán bộ qua vùng chiến khu… Ai về bến Trấm thì lên/ Về cho sơm sớm mưa đêm khó chèo…'. Nghe nói, có bạn văn, trong lúc vui đùa, còn 'phong tặng' Lương An là 'nhà - thơ - một - bài'. Mặc dù có người bình luận rằng 'một bài như Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua Đèo Ngang mãi vẫn được thiên hạ nhớ đến' nhưng thực ra di sản Lương An để lại hết sức phong phú, đến mức nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có lần đã nói rằng: 'Phải gọi anh Lương An là nhà văn hóa mới đúng!'. Có thể nói đây là sự tôn vinh, là 'huân chương' cao nhất dành cho Lương An vì rất ít văn nghệ sĩ, trí thức được đồng nghiệp gọi là 'nhà văn hóa'.