Những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu thị trường trong việc tìm kiếm, tiêu thụ các sản phẩm từ vật nuôi, con đặc sản, nhiều hộ trên địa bàn huyện Mai Châu đầu tư phát triển mô hình nuôi con đặc sản nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Huyện Mai Châu không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu trong lành, cảnh quan nên thơ, sinh động; đồng bào dân tộc thiểu số hiền hòa, mến khách, nơi đây còn nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội, ngành nghề thủ công truyền thống. Đây là những 'lợi thế vàng' phát triển du lịch cộng đồng, đưa Mai Châu trở thành điểm đến hút khách. Nhóm ảnh của Bùi Minh
Cây cầu treo xóm Khán, xã Vạn Mai (Mai Châu) bắc qua suối Sia, nằm trên tuyến đường chính ra quốc lộ 15 của 82 hộ dân trong xóm. Được xây dựng từ năm 2013, cầu có trọng tải không quá 0,5 tấn, chiều dài gần 80m, mặt cầu rộng 1,5m, cao hơn 3m so với dòng suối. Hiện tại, cây cầu có dấu hiệu xuống cấp, gây nhiều khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con. Phần thanh sắt thành cầu hoen gỉ, mặt cầu bị võng, các tấm sắt mặt cầu bị long ốc, không được chắc chắn, mỗi khi di chuyển qua cầu đung đưa, rung lắc gây mất an toàn.
Nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, xã Mai Hịch có 85% dân số là người Thái. Bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Thái vẫn được gìn giữ qua nếp nhà sàn, trang phục, ngôn ngữ và tình cảm mến khách. Kết hợp với những giá trị văn hóa, người dân địa phương đã khai thác lợi thế khác từ cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch.
Từ xa xưa, cá dầm xanh được coi như 'cá tiến vua', là đặc sản của vùng đất Mai Châu bởi mùi vị thơm ngon, độc đáo, hương vị hấp dẫn dù chế biến bất cứ món gì, được nhiều nhà hàng niêm yết trên thực đơn, tư thương săn đón. Nhiều năm nay, người dân xã Vạn Mai duy trì, mở rộng diện tích ao cá, từng bước nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương.