Về đây nghe gió trăm năm

Là ngọn gió thổi dọc dài triền sông Hiếu một chiều tháng chạp mới đây. Nơi tôi ngồi nhìn ra thấy lấp loáng dưới ánh mặt trời từng viên cuội nhỏ, dọc ven sông là những lùm cây rì rì xanh tốt. Làng quê thanh bình nằm phía tả ngạn sông Hiếu, có quán nhỏ với món bánh ướt nức tiếng. Phải chăng, bánh ướt ở đây ngon bởi hạt gạo chắt chiu từ đồng bãi, ngon bởi sự đón tiếp thảo chân của người nhà quê, và ngon bởi trong từng miếng ăn có cả hương thơm từ ngọn gió phía triền sông thổi vào. Ngon bởi có bạn đồng hành với tôi là nhà thơ, nhà báo Trần Tuấn. Nhìn ra mảng nắng lấp lóa, Tuấn nói: 'Thật kỳ lạ, đến đây lần nào tôi cũng thấy có gì đó mở ra trong lồng ngực'. Tôi hiểu, bạn tôi là nhà thơ, với nhà thơ thì mọi thứ đều có độ ngân rung khác người.

Quy định về việc xây nhà cửa ở kinh kì thời xưa

Triều đình quy định khá nghiêm ngặt về việc xây dựng nhà cửa của dân chúng. Thương nhân giàu có, tiền bạc không thiếu, nhưng chưa chắc được ở trong nhà cao cửa rộng.

Mưa sang xuân

Chiều cuối năm. Anh bần thần đứng lặng trên bờ đê cao. Nắng cuối chiều đang lụi dần, hiu hắt một màu vàng nhạt trải mỏng mảnh trên dòng sông quê. Cây si cổ thụ già nua trầm ngâm buông râu chấm xuống tận nước sông. Núi con Rùa thấp thoáng mờ xa trong khói lam chiều kéo anh về với ký ức một thời nhớ nhung da diết.

Chuyện ở chốt kiểm dịch

Dạo này, đi đâu cũng gặp chốt kiểm dịch Covid. Sao mà nhiều chốt thế không biết? Quốc lộ, tỉnh lộ thì chốt to, đủ các ban bệ liên ngành. Đường liên huyện, liên xã thì các chốt nhỏ cũng công an, dân phòng, y tế, thanh niên tình nguyện... Vùng xanh giữ chặt, vùng đỏ cách ly. Các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ mới căng chứ. Cứ xem trên ti vi, lướt mạng thì biết. Mà phải thế mới được. Chống dịch như chống giặc. Ngày trước, giặc còn nhìn rõ mặt chứ bây giờ có nhìn thấy chúng đâu? Vậy mà rất nguy hiểm mới chết chứ. Lơ mơ nó ụp tới, lây lan ra là toang.

Thời của khẩu trang

Quả thật, trong đời, chưa bao giờ tôi nghĩ lại có ngày khẩu trang là một phần của đời sống.

Chở củi ra phố

Hiện nay, không chỉ cư dân đô thị mà ngay cả đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng xa, vùng sâu cũng không xa lạ gì chiếc bếp gas, khi cần bật lên là đã có thể nấu nướng; khác với hai ba chục năm trước, ô bếp giữa nhà luôn âm ỉ nóng. Ngày đó, bên dưới sàn nhà nào củi cũng chất đống, ken chặt, để dành cho những ngày mưa và khi cần có thể đánh xe bò chở ra phố bán.