Tôi gặp ông cuối năm 2020, khi ông cùng với Giáo sư Mai Quốc Liên, Giáo sư Phan Hoàng đều quê Quảng Nam, và Đại tá, nhà văn Nguyễn Quốc Trung (TPHCM) có chuyến chu du đất Quảng. Khi ấy, ở nhà anh Phạm Phát, có nhà thơ Thanh Quế, nhà văn Hồ Duy Lệ đến thăm, để nghe ông kể chuyện đông tây kim cổ, vốn như văn chương của ông, lấy xưa để nói nay, lấy xa nói gần. Cũng như ông thường hài hước, khi bạn bè ai đó hỏi, sao 'trần ai' vậy mà vẫn như trai tơ, dẻo dai, cường tráng, thì ông trả lời: 'Sống như thiên nhiên, tự nhiên, như nhiên, giữ tâm hồn cân bằng, thư thái trong bất kỳ hoàn cảnh nào...' thì đi đâu, ở đâu, làm việc gì chẳng được. Vì thế, ở tuổi 95, ông vẫn còn cỡi xe máy từ Sài Gòn phóng lên Đà Lạt vãn cảnh, thăm thú người thân.
Giữa thập niên 1960, hồi còn học lớp đệ nhị (lớp 11 bây giờ) trường Trung học Trần Quý Cáp ở Hội An, tôi bắt đầu quen thân anh Huỳnh Ngọc Hòa học trên tôi một lớp. Anh trở thành người anh dẫn dắt, giúp đỡ tôi trong thời gian học ở Sài Gòn trước khi đi Nhật du học.Tôi sống với anh Hòa chỉ khoảng nửa năm, nhưng thời gian đó có tính cách quyết định cuộc đời của tôi. Nếu anh Hòa không tích cực khuyên tôi vào Sài Gòn và không giúp tôi học và làm việc ở đó thì có thể cuộc đời tôi đã rẽ sang ngã khác.Anh Huỳnh Ngọc Hòa bị bệnh và mất sớm là một tổn thất cho xã hội. Nếu không chắc chắn anh sẽ góp phần xây dựng đất nước, chí ít là trong ngành giáo dục, như học giả Nguyễn Hiến Lê đã từng tin tưởng: 'Những thanh niên như ông mà thành công thì tiền đồ dân tộc mình sẽ đẹp'.
Khi ông anh đầu mất đi, tôi thấy mình không nhớ nhiều những lần tranh luận mạnh mẽ với anh về đủ mọi chuyện vì tôi và anh khác nhau nhiều trong suy nghĩ. Tôi chỉ nhớ những kỷ niệm nhỏ bé tưởng chừng đã quên từ lâu.
Sau 55 năm, Vòng tay học trò - tác phẩm đầu tay thành công bậc nhất nhưng cũng đem đến nhiều sóng gió cho nhà văn nổi tiếng của miền Nam trước 1975 Nguyễn Thị Hoàng, được tái bản.
Tác phẩm là những câu chuyện về cuộc sống, sự kiện, nhân vật văn học… được ghi lại trong hồi ký của văn, nghệ sĩ, các tờ báo thời ấy. Những câu chuyện thú vị giúp độc giả biết thêm ít nhiều về văn học Sài Gòn một giai đoạn.Minh Đức Hoài Trinh cùng người chị Linh Bảo là một trong những trường hợp mà anh, chị, em là người trong gia đình cùng theo văn nghiệp và nổi danh trên văn đàn.
Nhiều người đã bày tỏ sự trầm trồ, thán phục khi đến tham dự buổi giao lưu ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử 'Loạn 12 sứ quân' của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư. Bởi, cụ Tư đã bước sang tuổi 99 nhưng vẫn một niềm đam mê với sử Việt.