Giáo sư Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư Tô Ngọc Thanh qua đời vào sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Show diễn thực cảnh 'Huyền tích U Va' sẽ là sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên

Lần đầu tiên ra mắt tại Điện Biên, show diễn như một cuốn sử thi bằng nghệ thuật, tái hiện gần như trọn vẹn những huyền tích, lịch sử và các vũ điệu dân gian đặc sắc, văn hóa dân gian dân tộc Thái. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh đang nỗ lực để đưa show diễn sớm trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên.

Văn hóa phi vật thể Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

Hệ giá trị văn hóa có tính ổn định và bền vững, tồn tại lâu dài theo thời gian, đặc biệt là văn hóa phi vật thể. Ngày nay, trước sứ mệnh hội nhập trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hệ giá trị văn hóa bền vững và thống nhất đó trở thành cầu nối quá khứ với hiện tại và tương lai, là sức mạnh nội sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Trợ giúp pháp lý góp phần tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người dân, trong đó có người dân tộc thiểu số. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thường phải chịu thiệt thòi hơn so với các đối tượng khác; do đó, pháp luật cần có những quy định cụ thể cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý nhằm góp phần bảo đảm quyền lợi và điều kiện phát triển của họ.

Khai trương du lịch sinh thái thác Đồng Quan năm 2024

Tối 21/4, tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân đã tổ chức khai trương du lịch sinh thái thác Đồng Quan năm 2024.

Cùng Ngô Hồng Quang 'Về Kinh Bắc'

Sinh ra từ miền quê Bắc Bộ, nghệ sĩ Ngô Hồng Quang luôn trân quý và dành tình cảm đặc biệt cho những nhạc cụ dân tộc mộc mạc và các làn điệu dân ca. Nhiều người nhớ tới anh với những chương trình, những album, và MV tôn vinh những giá trị văn hóa Việt, mà nổi bật là những giai điệu gắn với âm nhạc của các tộc người ở vùng núi cao phía Bắc.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Lễ hội cúng thần lúa của các tộc người thiểu số sống lâu đời ở Đồng Nai

Trong đời sống tâm linh của cư dân nông nghiệp, tín ngưỡng thờ thần cây, trong đó đặc biệt là thờ cây lúa, có vị trí rất quan trọng. Đối với họ, cây lúa là cây thiêng, là tất cả cuộc sống, là một tặng vật của thần linh, là lương thực chính của con người và các vị thần.

Về An Giang trải nghiệm Lễ hội Chôl Chnăm Thmây của người Khmer

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây là lễ hội quan trọng nhất hằng năm của người Khmer có nghĩa là lễ hội vào năm mới, tương tự Tết Nguyên đán của người Việt.

PGS Vương Xuân Tình: Tôi đến với Dân tộc học hoàn toàn bất ngờ và là cái duyên

Nếu không có nghiên cứu cơ bản về tộc người sẽ ảnh hưởng đến việc nhận diện và cung cấp cơ sở khoa học cho giải quyết các vấn đề dân tộc ở Việt Nam ngày nay.

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Theo Đại tá Đoàn Đức Khánh, hòa hợp, hòa giải dân tộc là một chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Đó là lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm điểm tương đồng, chủ động mở rộng quan hệ với tất cả kiều bào ta định cư ở nước ngoài, không phân biệt về ý thức hệ, lịch sử cá nhân, kể cả đối với những người còn định kiến hay mặc cảm với chế độ xã hội.

Gìn giữ căn tính Việt với người trẻ trong thời buổi hội nhập

Trước thềm Giỗ tổ Hùng Vương, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang cùng các sinh viên bàn về việc gìn giữ, phát huy căn tính, văn hóa Việt trong thời hiện đại.

Sang Thái Lan du lịch, một hoa hậu bị tước vương miện vì nhảy múa thác loạn bên nam giới

Ngay sau khi đoạn clip nhảy múa thác loạn được lan tuyền, hoa hậu Viru Nikah Terinsip bị Hiệp hội Văn hóa Kadazandusun (KDCA), Malaysia ra quyết định tước vương miện.

Ghi chép: Nam Ninh du ký

Là thành phố hiện đại, nhưng Nam Ninh vẫn có những mô hình phố cổ, treo rất nhiều đèn lồng kết hợp ánh sáng laser sống động để thu hút khách du lịch.

Hướng dẫn viên của làng

Những năm gần đây, nhiều du khách, nhất là khách quốc tế, khi đến xứ Quảng muốn đến vùng sơn cước để khám phá cảnh sắc thiên nhiên và những giá trị văn hóa mang sắc thái riêng của từng tộc người. Và tại điểm đến làng Bhơ Hôồng (xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) họ sẽ được gặp một hướng dẫn viên 'chuyên nghiệp', đó là Đinh Thị Thìn.

Nghiên cứu để đề xuất xây dựng một đạo luật liên quan đến vấn đề dân tộc

Ủy ban Dân tộc và Hội đồng Dân tộc tiếp tục nghiên cứu đề xuất xây dựng một đạo luật liên quan vấn đề dân tộc, tạo hành lang pháp lý cho phát triển các dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhiều thí sinh chưa hiểu ngành Nhân học có vai trò ra sao, ra trường sẽ làm gì?

Không chỉ đơn thuần nghiên cứu học thuật, ngành Nhân học còn áp dụng nghiên cứu vào thực tế để kiến giải các vấn đề nóng của xã hội hiện đại.

Sắc màu thổ cẩm thành phố Kon Tum

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập thành phố Kon Tum (10/4/2009 - 10/4/2024), sáng 11/4, Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum tổ chức Khai mạc Liên hoan sắc màu thổ cẩm thành phố Kon Tum lần thứ III năm 2024.

Quảng Bình: 'Dân vận khéo' ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Những bước chân không mỏi…

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 2 dân tộc thiểu số là dân tộc Bru-Vân Kiều (gồm 4 tộc người Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì) và dân tộc Chứt (gồm 5 tộc người Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng), với 5.607 hộ, chiếm khoảng 2,3% dân số của tỉnh; ngoài ra, còn có một số dân tộc khác như Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa Cô,... với số lượng không nhiều, sinh sống xen kẽ ở các địa bàn vùng miền núi.

Những ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ

Đây là quyển sách đầu tiên có nội dung khảo cứu về những ngôi chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Đông Nam Bộ, từ lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, trang trí, tín ngưỡng, hoạt động phật sự, hệ thống tổ chức, sự đóng góp của ngôi chùa đối với sự phát triển của dân tộc, đất nước và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của các ngôi chùa này hiện nay.

Khám phá dấu vết còn lại của một nền văn minh thịnh vượng và đầy bí ẩn

Hơn một nghìn năm trước, vùng sa mạc ở phía tây bắc New Mexico của Mỹ là nơi sinh sống của người Chaco, tộc người được coi là tổ tiên của người da đỏ ở châu Mỹ. Dù sinh sống ở một trong những vùng sa mạc nóng và khô cằn nhất thế giới, nhưng người Chaco đã phát triển một nền văn minh rực rỡ. Với những tàn tích vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay, đó là quần thể nhà bằng đá với kiến trúc đáng kinh ngạc.

Văn hóa đánh bắt thủy sản của người S'tiêng

Trong quá khứ, Bình Phước là vùng đất có nhiều rừng già, sông, suối, bưng, bàu với nhiều động vật phong phú, đa dạng, quý hiếm và nhiều cá ngon. Điều kiện tự nhiên giữa các vùng của Bình Phước khác nhau nên văn hóa mưu sinh của người S'tiêng giữa các vùng cũng khác nhau, trong đó phương thức đánh bắt thủy sản (xúc cá, tát cá, thuốc cá, phá bàu...).

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.

Nông thôn Việt Nam: Đi tìm nét văn hóa người La Hủ

Dân tộc La Hủ ở Việt Nam có khoảng trên 10.000 người, sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Cũng như những cư dân miền núi khác, người La Hủ có niềm tin vào quan niệm vạn vật trên trái đất đều có linh hồn và sự sinh - tồn - suy - diệt đều do các vị thần có quyền năng định đoạt.

Bước chuyển mình nơi xã nghèo Châu Khê

Cùng với hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Đồn Biên phòng Châu Khê, BĐBP Nghệ An đã có nhiều cách làm mới, hiệu quả giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

Du khách thích thú trải nghiệm không gian Sa Pa thu nhỏ giữa lòng Thủ đô

Cuối giờ chiều nay (5/4), Không gian Văn hóa du lịch Sa Pa đã chính thức khai mạc tại khu vực Nhà Bát giác, Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội. Du khách thích thú trải nghiệm bản sắc Sa Pa giữa lòng Thủ đô.

Thực hư thành phố ngập trong vàng của Thần Khỉ

Một nhóm chuyên gia khảo cổ học Mỹ và Honduras tuyên bố đã tìm thấy 'Thành phố Trắng' huyền thoại, chứa đầy vàng bị mất tích của Thần Khỉ ở Trung Mỹ. Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao giới khảo cổ học khắp thế giới.

Tộc người kỳ lạ, chối bỏ công nghệ, cự tuyệt thế giới hiện đại giữa lòng nước Mỹ

Giữa một nước Mỹ hiện đại bậc nhất thế giới, vẫn có một cộng đồng người duy trì nếp sống của thế kỷ 18. Những người này hầu như chối bỏ công nghệ, thứ mà họ cho là chỉ đem đến phiền não và rắc rối.

Công nghệ ADN giúp tái dựng gương mặt hoàng đế Trung Quốc thời Bắc Chu

ADN cổ đại được phục hồi từ hài cốt của một hoàng đế Trung Quốc ở thế kỷ thứ VI, đã giúp tái dựng gương mặt của nhà lãnh đạo này.

Kiến nghị để bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Ngày 28/3, tại huyện Bắc Quang (Hà Giang), đã diễn ra Hội thảo khoa học Giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả các loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống đương đại. Hội thảo do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp với Sở VHTTDL Hà Giang; UBND huyện Bắc Quang phối hợp tổ chức.

Người Khiết Đan biến mất khỏi Trung Quốc, họ đi đâu?

Ngày nay trong 56 dân tộc ở Trung Quốc không hề có cái tên Khiết Đan lừng lẫy một thời.

Kỳ lạ các cô gái đeo 25 chiếc vòng đồng quanh cổ, chỉ có thể cởi ra 3 lần trong đời

Tục đeo vòng cổ chồng chất lên nhau để làm đẹp là phong tục cực kỳ dị của những người phụ nữ Kayan khiến không ít người rùng mình vì chỉ nhìn thôi cũng thấy đau.

Ngắm đồ đồng cực tinh xảo của tộc người Điền Việt thời cổ đại

Sống trong các thế kỷ trước Công nguyên ở khu vực ngày nay là phía Bắc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, người Điền Việt nổi tiếng với những món đồ đồng được chế tác cực kỳ tinh xảo...

Nghệ thuật âm nhạc trong hát ru của người S'tiêng

Người S'tiêng ở Bình Phước có 2 nhánh tộc chính là S'tiêng Bu Lơ và S'tiêng Bu Dêh (chưa kể S'tiêng Bu Biek, S'tiêng Bu Siếk). Về âm điệu tiếng nói cũng như một số từ vựng trong ngôn ngữ của mỗi nhánh tộc này có nhiều đặc điểm riêng. Ngoài ra, cộng đồng người S'tiêng ở các vùng khác nhau có mối quan hệ với các tộc người cộng cư, như vùng S'tiêng Bu Lơ ở xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng (đầu nguồn sông Đồng Nai) gần người M'nông nên tiếp biến ngôn ngữ, văn hóa M'nông; S'tiêng Bu Dêh (vùng dưới) sống gần người Khmer nên tiếp biến ngôn ngữ, văn hóa Khmer. Chính những đặc điểm riêng về tiếng nói, các cộng đồng, nhánh tộc S'tiêng đã tạo nên tính đa dạng trong dân ca, dân nhạc, dân vũ mà chúng ta dễ dàng nhận thấy trong những điệu hát ru.

Khám phá cuộc sống của tộc người 'máu đen' sống trên quần đảo nổi dệt từ cỏ

Quần đảo nhân tạo Uros nổi tiếng của Peru. Vùng đất nổi trôi trên mặt hồ Titicaca này được dệt hoàn toàn từ cỏ sậy. Tại đây, điều thực sự khiến cho hồ nước này trở nên 'độc nhất vô nhị' chính là tộc người sống trôi nổi trên hồ - người Uros.

Hồi sinh làng nghề, gìn giữ bản sắc

Nghề thủ công không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn chứa đựng tri thức dân gian, phong tục tập quán, văn hóa làng quê, tộc người. Sau một giai đoạn nhiều nghề tưởng chừng chìm vào quên lãng, đã có những ý tưởng sáng tạo đưa nghề truyền thống hồi sinh.