Với nhiều tiềm năng phát triển du lịch, song huyện Như Xuân mới tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng trong những năm gần đây. Nhằm từng bước khẳng định vị trí, tạo điểm nhấn thu hút du khách, nhiều hoạt động trải nghiệm mới - lạ gắn với lợi thế về địa hình, cảnh quan và văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây sẽ được ưu tiên khai thác trong thời gian tới.
Từ nhiều năm nay, huyện Như Xuân không chỉ được biết đến là vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Thổ, mà còn nổi tiếng với thác Đồng Quan (xã Hóa Quỳ). Dòng thác nguyên sơ, hùng vĩ, nước chảy róc rách suốt bốn mùa đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, điểm du lịch sinh thái thác Đồng Quan (xã Hóa Quỳ, Như Xuân) đã đón trên 8.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm.
Theo thống kê, huyện Như Xuân có 23 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, trong đó có 9 đền, nghè, 2 hồ, 9 hang động, 6 thác nước và 1 di tích lịch sử cách mạng. Những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp nhằm khơi dậy và bảo tồn vốn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Tối 21/4, tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân đã tổ chức khai trương du lịch sinh thái thác Đồng Quan năm 2024.
Lễ khai trương du lịch thác Đồng Quan (xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân) năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4 với chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền', nhiều đảng viên người dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Như Xuân luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, thể hiện vai trò trách nhiệm với cộng đồng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Cách trung tâm huyện khoảng 30km, 'làng cổ' Tân Hùng (xã Thanh Phong) được bao bọc bởi những cánh đồng ruộng bậc thang rộng lớn, có những con suối nhỏ nước chảy quanh năm. Đây là ngôi làng duy nhất của huyện Như Xuân còn lưu giữ gần 80 ngôi nhà sàn cổ của đồng bào dân tộc Thái.
Với lợi thế, tiềm năng sẵn có, Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa. Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ở một số điểm đến du lịch đã và đang có sự trùng lặp, thậm chí có dấu hiệu bị 'xâm hại'.
Trong 4 ngày đầu của dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30-4 và 1-5 (từ 29-4 đến 2-5), khu du lịch sinh thái thác Đồng Quan (xã Hóa Quỳ, Như Xuân) đã đón hơn 6.000 khách.
Thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 48 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2023) và 137 năm ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 - 1-5-2023), Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh đã sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động, đảm nhận công trình, phần việc thiết thực, hiệu quả.
Tối 28-4, tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân đã long trọng tổ chức khai trương du lịch thác Đồng Quan năm 2023.
Lễ khai trương Du lịch thác Đồng Quan, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 27 đến 28-4 với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc. Hiện tại, công tác chuẩn bị cho lễ khai trương đã hoàn thành, sẵn sàng đón các đại biểu và du khách tới tham quan.
Nhằm chuẩn bị các điều kiện để đón khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, hiện nay Khu du lịch thác Đồng Quan, xã Hóa Quỳ (Như Xuân) đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hoàn thiện cơ sở vật chất, làm mới các dịch vụ, sẵn sàng đón tiếp du khách.
Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, huyện Như Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách tổng quát, việc khai thác các thế mạnh du lịch của huyện hiện vẫn còn nhỏ lẻ, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch tự nhiên hết sức phong phú, đa dạng, vài năm trở lại đây du lịch sinh thái đang trở thành sản phẩm thế mạnh của Thanh Hóa. Đây là một loại hình du lịch còn khá 'trẻ', song với tiềm năng và khả năng khai thác, du lịch sinh thái đã và đang hứa hẹn sẽ trở thành sản phẩm du lịch 4 mùa, thu hút sự quan tâm đối với du khách, đặc biệt là dòng khách quốc tế.
Núi Bù Mùn cao hơn 1.000m so với mực nước biển, dài hơn chục cây số, chạy vắt qua các xã Hóa Quỳ, Xuân Quỳ, Thanh Lâm của huyện Như Xuân. Ngoài thảm thực vật xanh mướt quanh năm, nơi đây còn có những dòng thác tuôn chảy gợi sự thơ mộng. Đoạn qua địa phận xã Hóa Quỳ, dòng thác Đồng Quan trong vắt, mát lành đã được đầu tư phát triển du lịch.
Văn hóa và Đời sống - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, song song với công tác đón khách, khu du lịch sinh thái Thác Đồng Quan, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19.
Những năm gần đây, huyện Như Xuân luôn xem việc đầu tư xây dựng, củng cố hệ thống các thiết chế văn hóa – thể thao đạt chuẩn và tổ chức các hoạt động của các thiết chế này như là một nhiệm vụ trọng tâm hàng năm. Các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện đã có sự quan tâm, nhằm đẩy mạnh quá trình nâng cao chất lượng, đưa hệ thống các thiết chế văn hóa đạt chuẩn. Trong 2 năm trở lại đây, các địa phương trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho hệ thống các thiết chế văn hóa. Thay vì cách làm rập khuôn, hình thức, huyện Như Xuân đã định hướng các địa phương đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các thiết chế văn hóa đạt chuẩn nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế.
Các sản phẩm đặc trưng vùng miền như: Ẩm thực, hàng thủ công, hàng lưu niệm... là những yếu tố hấp dẫn, độc đáo mang thông điệp về văn hóa của mỗi vùng đất và người dân địa phương, tạo dấu ấn khác biệt, góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho các điểm du lịch.
Chúng tôi lên đường một ngày mưa tầm tã. Ngồi đợi mọi người ở quán cà phê đối diện Trụ sở hợp khối - nơi cơ quan Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa đóng đô mà lòng tôi cứ sốt sình sịch:
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng, nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, huyện Như Xuân có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Đây cũng là hướng đi triển vọng để huyện có thể làm mới mình trong tương lai.
Những năm qua, ngoài tập trung phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, huyện Như Xuân còn có nhiều hoạt động, giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Huyện Như Xuân nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 60km, có đường Hồ Chí Minh đi qua. Trên địa bàn huyện có 4 dân tộc anh em đoàn kết cùng nhau sinh sống là Thái, Mường, Thổ, Kinh... với nhiều phong tục, truyền thống văn hóa, ẩm thực, lễ hội đặc sắc với nhiều trò chơi dân gian như: Lễ hội Đình Thi, nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thổ; Lễ hội Dâng trâu tế trời tại đền Chín Gian của cộng đồng dân tộc Thái... Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch.
Trong không khí cùng với cả nước thi đua lập thành tích hướng tới kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Trong những ngày tháng tám lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Như Xuân rất tự hào tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ nhằm ôn lại truyền thống cách mạng và tiếp bước các thế hệ đi trước xây dựng Như Xuân phát triển bền vững.