Lâu nay, hai địa phương phía Bắc của Đồng Nai là H.Tân Phú và H.Định Quán được 'mặc định' là những địa phương vùng xa và có những khó khăn, thách thức khá đặc thù (so với các địa phương khác trong tỉnh) về phát triển kinh tế - xã hội. Những khó khăn có thể 'điểm mặt' như: giao thông chưa thuận lợi, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp theo quy mô nhỏ với thu nhập bấp bênh, xa các trung tâm kinh tế lớn… Chính vì vậy, nhiều năm qua, tỉnh đã dành nhiều ưu tiên về chính sách, ngân sách đầu tư nhằm thúc đẩy hai địa phương này phát triển mạnh mẽ hơn.
Theo kế hoạch của Sở VH-TTDL, từ tháng 3 -2021, Sở VH-TTDL sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp kích cầu du lịch để tăng cường thu hút khách du lịch đến tham quan và sử dụng dịch vụ du lịch tại Đồng Nai.
Đồng Nai có nhiều cánh rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều loài thực vật đặc trưng. Trong đó có các loại hoa đặc hữu, nở rộ theo từng mùa khác nhau tạo ra nhiều nét thú vị khi du khách đến tham quan những cánh rừng.
Một địa điểm lý tưởng cho những yêu thiên nhiên và đam mê khám phá, cách TP.HCM 130km, Thác Mai- Bàu Nước nóng tọa lạc tại Lâm trường Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.
Khai thác dòng phim thuộc thể loại điều tra trinh thám, Phía sau bóng tối khiến người xem bất ngờ bởi yếu tố hành động gay cấn và quá trình khám phá sự thật đằng sau những vụ án chấn động.
Đồng Nai đang trở thành một trong những điểm du lịch ưa thích của khách du lịch. Vào các dịp lễ, Tết, cuối tuần, Đồng Nai đón hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến các điểm du lịch, vui chơi giải trí. Đặc biệt, thời gian gần đây, du khách đến Đồng Nai thường quan tâm đến những điểm du lịch sinh thái như rừng, thác, hồ với những thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ để hít thở không khí trong lành, hòa mình giữa thiên nhiên.
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có gần chục thác nước với nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh. Trong đó có các thác như: thác Đá Hàn, thác Giang Điền (H.Trảng Bom) đã tạo được thương hiệu, được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh biết đến. Còn lại thác Hòa Bình (H.Tân Phú), thác Ba Giọt, thác Mai (H.Định Quán), thác Ràng (H.Vĩnh Cửu), thác Reo (H.Thống Nhất)... hiện vẫn còn khá hoang sơ, có nhiều dư địa để mở rộng các dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng.
Trong thời gian gần đây, những chuyến trekking xuyên rừng để trải nghiệm chân thực nhất từ thiên nhiên ngày càng được du khách, nhất là giới trẻ hướng tới. Tại Đồng Nai, có nhiều địa điểm trekking được nhiều khách du lịch biết đến như: Vườn quốc gia Cát Tiên (H.Tân Phú), hồ Trị An, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (H.Vĩnh Cửu)…
Ngày nay, khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe được đặt lên hàng đầu, nhiều gia đình đã chọn những khu du lịch (KDL), điểm nghỉ dưỡng có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để vừa tận hưởng du lịch vừa trải nghiệm những dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI đã xác định phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ đột phá, để khai thác tiềm năng du lịch hiệu quả sớm đưa du lịch tỉnh trở thành ngành kinh tế quan trọng cũng là một thách thức với tỉnh này.
Đồng Nai đang có nhiều dự án phát triển du lịch liên quan đến rừng, do đó, để các dự án được triển khai nhanh và khai thác hiệu quả, các đơn vị quản lý rừng phải xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của Luật Lâm nghiệp.
Với tất cả những hệ quả tiêu cực đã và đang diễn ra cho thiên nhiên, trong đó đa số xuất phát từ hành vi của con người, thì có lẽ quan niệm 'chinh phục thiên nhiên' đã đến lúc cần xem lại. Bởi hóa ra, thiên nhiên không phải là 'vô tận' mà mọi nguồn lực của nó đều có giới hạn, hoặc phải mất nhiều thời gian để tái sinh. Vậy nên thay vì 'chinh phục', nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã bắt đầu chuyển dần sang quan niệm 'hòa hợp' và thậm chí 'nương tựa' vào tự nhiên trong quá trình phát triển.
UBND H.Định Quán cho biết, thời gian qua, huyện đã nhận được sự hỗ trợ của UBND tỉnh cùng với những nỗ lực tại địa phương nên một số công trình về hạ tầng giao thông nhằm phục vụ phát triển du lịch đã được thực hiện.
Hiện nay, nhiều chủ thể, HTX nông nghiệp có sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đã kết nối các điểm du lịch, trạm dừng chân để mở rộng các kênh tiêu thụ, quảng bá sản phẩm đến khách hàng.
Đồng Nai là nơi có nhiều thác đẹp nằm rải rác ở các huyện. Trong đó, nhiều thác vẫn còn hoang sơ đang mời gọi các doanh nghiệp đầu tư để hình thành các khu du lịch sinh thái. Theo các chuyên gia về du lịch, các thác trên được đầu tư đúng tầm sẽ là những điểm du lịch nổi tiếng.
Ngoài các rừng nguyên sinh ở Vườn quốc gia Cát Tiên (trên địa bàn 2 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu), núi Chứa Chan (H.Xuân Lộc và TP.Long Khánh), khu vực Thác Mai - rừng Gia Canh (H.Định Quán); ở Đồng Nai còn nhiều vườn cây cổ thụ như: vườn dầu ở đình Phước Tân (TP.Biên Hòa); vườn cây ở Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đông Nam bộ (H.Trảng Bom); vườn cao su cổ (H.Thống Nhất).
Mẹ bảo: Con à. Bốn mươi rồi. Tính chuyện vuông tròn đi thôi. Nghe xong, gật đầu rồi để đấy. Chẳng phải lần đầu tiên, nên con cũng chai lì. Bởi hơn ai hết, con biết bản thân cần gì và phải làm gì.
Những năm gần đây, huyện Định Quán có những thay đổi tích cực về diện mạo với xuất phát điểm là một huyện miền núi thuần nông. Đáng chú ý là hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, kết nối các điểm trọng yếu trong vùng đã và đang được thực hiện.
Nói về đá, suối và thác ở Đồng Nai phải kể đến các thắng cảnh: đá Ba Chồng, làng nghề đá ở Bửu Long, thác Trị An, thác Đá Hàn, thác Mai... Với cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với sự đầu tư, chăm chút của con người đã tạo nên những điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách khi đến với Đồng Nai.
Thống kê của ngành văn hóa huyện Định Quán, trong năm 2019, địa phương đón khoảng 450 ngàn lượt khách đến tham quan và khám phá du lịch. Doanh thu từ du lịch ước đạt 1,9 tỷ đồng.
Trong những năm qua, ngành du lịch Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực về các mặt: sản phẩm du lịch, kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch… Nhờ vậy, lượt khách và doanh thu du lịch năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ du lịch cao hơn tăng trưởng bình quân lượt khách. Điều đó cho thấy sản phẩm du lịch Đồng Nai ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh hơn.
Đồng Nai có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái rừng, thác, sông, hồ. Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 20 khu du lịch đang hoạt động và mỗi năm thu hút gần 4 triệu lượt khách tham quan. Tuy nhiên, các khu du lịch của Đồng Nai phần lớn là hoạt động tách biệt, chưa có sự liên kết tạo thành tour để mời gọi các công ty lữ hành đưa khách đến tham quan.
Vài năm gần đây, tuyến quốc lộ 20 qua địa bàn các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú xuất hiện cả chục trạm dừng chân đón khách. Trong đó, nhiều trạm dừng chân được đầu tư bài bản với quy mô lớn, góp phần phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch cho các địa phương trên.
Xuất phát điểm là khu vực miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây, huyện Định Quán đã có định hướng và bước tiến cụ thể trong phát huy thế mạnh, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế công nghiệp.
Nhắc đến du lịch Đồng Nai nhiều du khách sẽ hình dung đến nơi có rừng, sông, hồ khá đẹp. Nhưng trên địa bàn tỉnh còn nổi tiếng là nơi có rất nhiều thác đẹp. Hiện mới chỉ có 3 thác phát triển được du lịch, còn các thác khác vẫn hoang sơ.
Theo UBND huyện Định Quán, 9 tháng của năm 2019, địa phương đón khoảng hơn 250 ngàn lượt khách đến tham quan, vui chơi giải trí và lưu trú, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ du lịch ước khoảng 9 tỷ đồng.
Phát triển du lịch xanh gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương, tạo việc làm cho người dân, tăng nguồn thu cho kinh tế huyện là định hướng phát triển du lịch của huyện Định Quán.
Nếu bạn không có nhiều thời gian để đi du lịch xa, 5 điểm đến xanh mát, nhiều trò chơi hấp dẫn dưới đây sẽ là gợi ý lý tưởng cho bạn.
Đồng Nai là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, có lợi thế về trồng cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm. Do đó, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp lẫn người dân đều cho rằng trong quy hoạch sử dụng đất, không nên cứng nhắc vì sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.