Căn cứ sơn phòng Tân Sở - nơi gần 140 năm trước vua Hàm Nghi ban dụ Cần Vương - giờ đã là một vùng trù phú
Thông tin từ UBND huyện Cam Lộ cho biết, địa phương đã chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trang trại chăn nuôi trên địa bàn. Trong đó, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 114 triệu đồng đối với 2 trạng trại chăn nuôi lợn ở xã Cam Chính về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn.
Hiện nay, huyện Cam Lộ có 24 trường công lập với 62 điểm trường thuộc các bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (THCS). Trong đó, bậc học mầm non 11 trường/31 điểm trường, tiểu học 5 trường/10 điểm trường, tiểu học và THCS 6 trường/19 điểm trường, THCS 2 trường/2 điểm trường. Tất cả các trường đều đạt trường chuẩn quốc gia.
Hưởng ứng phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, những năm gần đây, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lộ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, phát huy lợi thế vùng gò đồi, nhiều hộ đã chuyển hướng sang mô hình nuôi dê nhốt chuồng mang lại hiệu quả cao, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Không chỉ là một chi hội trưởng năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, ông Nguyễn Văn Cảnh (sinh năm 1960) còn là Giám đốc Nhà máy may xuất khẩu Cảnh Lộc ở thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ. Nhà máy may này đang tạo việc làm cho 100 lao động, trong đó hơn 40% là con em cựu chiến binh.
Phát huy phẩm chất truyền thống 'Bộ đội Cụ Hồ' cùng vai trò tiên phong, gương mẫu, những năm qua, hội viên các cấp hội cựu chiến binh (CCB) huyện Cam Lộ đã tích cực chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) và đạt nhiều kết quả. Với những công trình, phần việc thiết thực của các cấp hội và hội viên CCB đã góp phần xây dựng bộ mặt quê hương Cam Lộ ngày càng tươi đẹp, khởi sắc.
Đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã phần lớn là những người sống cùng và làm cùng công việc với người dân, do đó, họ rất sâu sát với cuộc sống của Nhân dân. Khi trở thành đại biểu HĐND cấp xã thì hơn ai hết họ hiểu cặn kẽ những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện các chủ trương, chính sách ở cơ sở, họ nắm bắt kịp thời nhất những tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của Nhân dân. Vì thế, nâng cao chất lượng giám sát của đại biểu HĐND cấp xã là một trong những cách tốt nhất để thực thi có hiệu quả các chính sách của Nhà nước ở cơ sở.
Giải Việt dã 'Về nguồn', Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) tỉnh lần thứ VIII, năm 2021-2022 được tổ chức trên cung đường Cùa, huyện Cam Lộ vào ngày Thể thao Việt Nam 27/3. Giải quy tụ hơn 100 vận động viên (VĐV) tranh tài. Thành công từ giải đấu lần này sẽ đặt nền móng để giải Việt dã 'Về nguồn' được tổ chức thường niên, trở thành một thương hiệu tại huyện Cam Lộ.
Anh Nguyễn Văn Hiếu ở thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, từng tốt nghiệp Khoa Lịch sử của Trường Đại học Đà Lạt, trở về quê hương làm nhiều công việc khác nhau, nhưng rồi lại 'bén duyên' với một công việc không ai ngờ tới: làm trưởng thôn. Từ sự tín nhiệm, hỗ trợ của bà con trong thôn, sự nỗ lực của bản thân, anh Hiếu đã đưa nhiều phong trào của thôn Mai Lộc 2 dẫn đầu trong toàn xã.
Bắt tay khởi nghiệp từ năm 2013 với mô hình nuôi dê nhốt chuồng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay anh Nguyễn Văn Chương (sinh năm 1996), ở thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ đã có trong tay đàn dê gần 200 con, mang lại thu nhập trên 250 triệu đồng mỗi năm.
Những ngày qua, tình trạng cây hồ tiêu ở vùng Cùa, thuộc vùng miền núi huyện Cam Lộ (Quảng Trị) bị chết hàng loạt diễn ra trên diện rộng, khiến người trồng hồ tiêu điêu đứng trước những thiệt hại quá nặng nề.
Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, trong đó có phong trào 'CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi', tạo động lực, hỗ trợ hội viên phát huy phẩm chất 'Bộ đội Cụ Hồ' vươn lên làm giàu chính đáng. Từ thực tiễn xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, không chỉ mang lại thu nhập cao cho gia đình hội viên mà còn tạo việc làm cho con em đồng đội và người dân.
Trải qua bao thăng trầm dâu bể và chiến tranh tao loạn, đến nay trên mảnh đất Quảng Trị còn tồn tại rất nhiều giếng cổ Champa nguyên vẹn, vẫn phát huy tốt chức năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Người dân tại nhiều làng, xã đã chung tay góp sức giữ gìn, bảo tồn và tôn tạo, phục hồi nhiều giếng cổ bị hư hỏng để giữ gìn cho mai sau.
Trải qua bao thăng trầm dâu bể và chiến tranh tao loạn, đến nay trên mảnh đất Quảng Trị còn tồn tại rất nhiều giếng cổ Champa nguyên vẹn, vẫn phát huy tốt chức năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Người dân tại nhiều làng, xã đã chung tay góp sức giữ gìn, bảo tồn và tôn tạo, phục hồi nhiều giếng cổ bị hư hỏng để giữ gìn cho mai sau.
Chiều nay 4/2/2021, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã đến thăm, chúc tết gia đình cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn huyện Cam Lộ gồm: ông Nguyễn Tiến Giang (thị trấn Cam Lộ); ông Nguyễn Công Đoàn (xã Cam Thành); các gia đình chính sách cùng ở tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ gồm: ông Nguyễn Văn Chiến, thôn Mai Lộc 1; ông Nguyễn Văn Được, thôn Mai Lộc 2 và các đồng chí nguyên là cán bộ chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ hiện đang sinh sống tại TP. Đông Hà nhân dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất-kinh doanh giỏi, phát huy lợi thế vùng gò đồi, những năm qua, nhiều nông dân ở huyện Cam Lộ đã tập trung khai thác tiềm năng đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, lấy chăn nuôi làm khâu đột phá trong cung cách làm ăn của mình để nâng cao thu nhập. Trong đó, mô hình chăn nuôi dê thâm canh có quy mô lớn của anh Lê Văn Chương, một nông dân còn rất trẻ ở thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính là một trong những điển hình với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Khi đã trở nên khá giả với sự thành công đến từ những công việc gắn với lĩnh vực nông nghiệp thì ông bất ngờ rẽ lối thử sức với lĩnh vực may mặc. Nghĩ là làm - doanh nhân Nguyễn Văn Cảnh ở thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ - quyết định bỏ ra hàng tỉ đồng xây dựng một xưởng may bề thế ngay tại trục đường liên xã và tuyển công nhân về làm việc. Về lý do mở xưởng, ông Cảnh bộc bạch: 'Đến tuổi 60 này rồi, nếu nghĩ đến việc nghỉ ngơi, hưởng thụ thì mình đã không mở xưởng may. Mình mở xưởng với mong ước lớn nhất là tạo được việc làm ổn định cho con em ngay ở quê mình'.
Song song với chất lượng cuộc sống của Nhân dân ngày càng tăng lên thì điều để lại nhiều ấn tượng sau khi về đích nông thôn mới trên những làng quê ở huyện Cam Lộ là đã tạo được không gian xanh mát đầy sức sống, môi trường trong lành; Nhân dân phấn chấn thi đua lao động sản xuất, hăng hái làm giàu trên chính quê hương mình.
Cùng với chăn nuôi bò thâm canh, thời gian gần đây trên địa bàn huyện Cam Lộ, nhiều hộ gia đình còn chuyển hướng sang mô hình nuôi dê. Đây là hướng đi mới phù hợp với tiềm năng, lợi thế ở vùng gò đồi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông dân.