Cây dược liệu ở Lũng Cao

Được thiên nhiên ưu đãi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu quanh năm mát mẻ, những năm qua, ở xã Lũng Cao (Bá Thước) việc trồng, mở rộng và phát triển các loại cây dược liệu được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, góp phần tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân và đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Dừng chân ở Son - Bá - Mười

Đầu tư, phát triển kinh tế ở nơi với độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển và còn nhiều khó khăn như Son - Bá - Mười, xã Lũng Cao (Bá Thước) là không dễ. Tuy nhiên, với Lê Thế Ngân, Giám đốc Công ty CP Du lịch Son Bá Mười, thì điều này không khó. Như anh nói, với Son - Bá - Mười, đây cũng là con đường kinh tế nhưng quan trọng là phải tạo công ăn việc làm cho bà con... Còn để tính lời lãi ở mảnh đất này, nếu nhanh thì khoảng 5 năm, còn không phải tới 10 năm... Lời cho bà con, cho con cháu sau này.

Làm nông nghiệp thông minh hút vạn khách tới thăm quan, nông dân huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đổi đời

Bằng nhiều giải pháp thông minh, người dân trên địa bàn huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đang biến khó khăn thành lợi thế, gặt hái thành công với nhiều mô hình sản xuất cho hiệu quả vượt trội, đặc biệt là nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

Sản xuất rau, quả hữu cơ ở Lũng Cao

Với khí hậu quanh năm mát mẻ, đất trồng màu mỡ, không ô nhiễm, nguồn nước suối sạch và đủ ánh sáng tự nhiên, những năm gần đây, trên địa bàn xã Lũng Cao (Bá Thước) ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất rau hữu cơ, góp phần đem lại thu nhập và giá trị cho cả cộng đồng.

Phát triển HTX nông nghiệp hữu cơ

Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 13 HTX nông nghiệp tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, với các sản phẩm chủ yếu là rau an toàn, trồng nấm, sản xuất mật ong, dược liệu và đông trùng hạ thảo.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN: Bá Thước phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng các sản phẩm đặc sản địa phương

Không chỉ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan đẹp, trù phú mà Bá Thước còn có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc. Toàn huyện có hơn 103.000 người, gồm 3 dân tộc chủ yếu là Mường, Thái, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 59%; dân tộc Thái chiếm hơn 53%.

Son - Bá – Mười: Điểm du lịch kì thú sau Tết

Son - Bá - Mười là ba thôn (bản) của người Thái, thuộc khu Cao Sơn, xã Lũng Cao (Bá Thước) từ thành phố lên đến tận điểm cao nhất của thôn Bá chỉ chừng 120 km,nhưng cảm giác như tít tắp, như ở một nơi chỉ có vách núi, những con lợn rừng, gà rừng...

Lạc bước ở Son - Bá – Mười

Cách đây không lâu, Son - Bá - Mười, ba thôn (bản) của người Thái, thuộc khu Cao Sơn, xã Lũng Cao (Bá Thước) gắn liền với đặc sản '3 không', không điện, không đường, không chợ; tỷ lệ đói nghèo lên đến 90%. Có lẽ vì thế mà từ thành phố lên đến tận điểm cao nhất của thôn Bá chỉ chừng 120 km, nhưng cảm giác như tít tắp, như ở một nơi chỉ có vách núi, những con lợn rừng, gà rừng... và ánh mắt cô sơn nữ vời vợi xa xa cả đời chưa một lần bước chân ra khỏi bản.

Triển vọng kinh tế từ mô hình sản xuất cây dược liệu hữu cơ

Hiện nay, nguồn dược liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt nên nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, nhất là ở khu vực miền núi đã du nhập, nhân rộng mô hình sản xuất cây dược liệu. Tại huyện Bá Thước, mô hình trồng cây dược liệu hữu cơ được đầu tư, hiện đã cho thu hoạch những lứa đầu tiên. So với những cây trồng truyền thống, mô hình trồng cây dược liệu khá phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ sản xuất của người dân. Do đó, mô hình không chỉ bổ sung nguồn dược liệu cho y học, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn mở ra hướng sản xuất hàng hóa cho đồng bào các dân tộc địa phương.

Cao Sơn, 'trái ngọt' đầu mùa

'Dự kiến đường mới sẽ làm xong trước tết. Có đường mới thuận lợi thì cam, quýt, su su, mướp đắng... của bà con sẽ được giá, đắt hàng hơn; con em đến trường đỡ vất vả, du khách đến với Cao Sơn cũng không còn khó nhọc. Cao Sơn sẽ khởi sắc'... Trưởng thôn Mười - ông Ngân Mạnh Hùng nói với tôi như thế.

Đã bố trí được giáo viên Tiếng Anh cho Trường tiểu học và trung học cơ sở Cao Sơn

Thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước (Thanh Hóa), đơn vị đã có ý kiến chỉ đạo và các đơn vị trường học phối hợp bố trí, sắp xếp giáo viên để Trường Tiểu học & THCS Cao Sơn có giáo viên Tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường.

Năm 2030, xây dựng hệ thống tuyến cáp treo nối liền khu Trung tâm hành chính đi đỉnh Pù Luông kết nối khu du lịch Cao Sơn

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 4513/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (KBTTNPL) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

'Khuyết' giáo viên tiếng Anh, trường khó sơ kết học kỳ I

Trường Tiểu học & THCS Cao Sơn, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) không có giáo viên môn Tiếng Anh từ đầu năm học 2023 - 2024 đến nay.

Thanh Hóa xây tuyến cáp treo tại khu du lịch Pù Luông, chi 182 tỷ phát triển du lịch trong rừng

Tuyến cáp treo nằm trong Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thuộc phạm vi quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Pù Luông) và kết nối với các xã vùng đệm 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa...

Phát triển du lịch Pù Luông chuyên nghiệp, hấp dẫn, đầu tư cáp treo

Ngày 30/11, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, đã phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái của tỉnh, có tính chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.