Người Dao tại Cao Bằng có phong tục tập quán rất đa dạng, trong đó mỗi gia đình phải có một bộ tranh thờ riêng được vẽ thủ công trên giấy dó hay giấy bản.
Lễ cấp sắc cho then bụt của người Nùng Lòi tại xóm Háng Chấu, Bản Vươn, xã Cai Bộ, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) là một sinh hoạt truyền thống độc đáo, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.
Lễ cúng giải hạn đầu năm của người Tày, Nùng vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống cổ truyền.
Ở miền sơn cước quanh năm mây phủ tỉnh Cao Bằng, nghề làm thầy tào còn được người ta gọi là nghề 'tiễn đưa linh hồn người chết'. Khi cuộc sống của bà con ngày càng cải thiện, nâng cao thì nghề thầy tào lại càng có giá, đem lại thu nhập cao và cũng là nghề khá bận rộn.
Một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của người Dao ở Cao Bằng là di sản tranh thờ. Với giá trị linh thiêng, tranh thờ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh phong phú của người Dao, thể hiện ở việc luôn có mặt ở các nghi lễ lớn nhỏ của gia đình và cộng đồng. Chỉ có điều, do không được bảo quản tốt, nhiều bức tranh thờ đã bị hư hỏng nghiêm trọng, trong khi số lượng người biết vẽ tranh ngày càng ít đi.
Năm nay chỉ 26 tuổi nhưng anh Lãnh Sinh Trưởng đã trở thành một thầy tào thực thụ của người Tày sau buổi lễ cấp sắc đầu tiên tại nhà riêng ở xóm Nà Đoỏng, xã Xuân Trường (Bảo Lạc - Cao Bằng).
Lễ cấp sắc then của người Nùng ở Cao Bằng là một nghi lễ lớn trong đời người làm thầy. Thầy tào sẽ cấp ấn cho đệ tử được cấp sắc chứng nhận đủ khả năng tiến hành nghi lễ cúng bái, cầu an, đi cứu nhân độ thế cho bà con. Sau nghi lễ này, từ đây người đệ tử được cấp bằng và cấp chức sắc, cấp quan.
Có những người rất may mắn, họ sinh ra ở những vùng đất có nhiều chuyện lí thú, chỉ cần chép lại những chuyện ấy một cách khéo léo đã đủ hấp dẫn và có thể gây dựng tên tuổi. Quê hương đôi khi cho nhà văn những nguyên liệu 'vàng ròng' mà không cần chế tác quá nhiều đã trở thành sản phẩm văn học giá trị.
Lễ giải hạn đầu năm là một phong tục truyền thống của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng nhằm xua đuổi cái xấu, cầu mong năm mới an lành, mọi việc hanh thông, thuận lợi…
Mới đây, 'Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái' của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một tin vui cho văn hóa Việt Nam vào những ngày cuối năm 2019, đặc biệt đối với các nghệ nhân, người thực hành, cộng đồng chủ thể của di sản Then.
PTĐT - Cũng như nhiều ngành Dao khác, người Quần Chẹt quan niệm: Đàn ông đã lập gia đình nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con,...
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch huyện Na Hang năm 2019, tối ngày 12/10, tại Quảng trường huyện Na Hang, đã diễn ra Lễ hội nhảy lửa của người Dao Đỏ.
Sáng 30/8, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với các ngành chức năng tổ chức Hội nghị người uy tín trong cộng đồng dân tộc Mông, Dao năm 2019.
Chữ viết là tài sản, là văn hóa, niềm tự hào của mọi dân tộc. Thế nhưng, người Dao quần chẹt ở chân núi xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Nội) lại đang lo lắng việc mai một 'cái chữ' của chính dân tộc mình trong những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng và sinh hoạt đời thường của họ.
Khi chưa lập gia đình thì anh bỗng dưng bị 'ma nhập' chạy đi khắp nơi, nói lảm nhảm giống tiếng tàu khiến gia đình và người trong làng vừa lo sợ vừa tò mò kéo đến xem. Ngày hôm sau anh lại trở nên tỉnh táo như lúc bình thường, nghe mọi người kể lại sự việc, nghĩ 'số trời' đã định cho anh theo con đường làm nghề Dàng, Pựt.