Du lịch sông Hồng: Tiềm năng lớn đang bị bỏ quên?

Mặc dù có tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp không khói nhưng hiện nay du lịch sông Hồng vẫn chưa thực sự khởi sắc, chưa khai thác hết được lợi thế. Thực tế này khiến cho du lịch sông Hồng vẫn chưa tìm được chỗ đứng trong nhóm tour đặc sắc của Thủ đô.

Năng lượng mặt trời thắp sáng cuộc sống người dân nghèo

Ấn Độ đang trong quá trình chuyển đổi sang nguồn năng lượng xanh thông qua các nhà máy điện mặt trời với chi phí rẻ hơn than đá. Mới đây, một ngôi làng còn đi tiên phong trong việc sử dụng năng lượng mặt trời, góp phần thay đổi cuộc sống của người dân nghèo.

Trải nghiệm chăn nuôi động vật tại nông trại giáo dục Dê Trắng Ba Vì

Tại nông trại Dê Trắng, con trai 2 tuổi của chị Minh Tâm được trải nghiệm nhiều hoạt động ý nghĩa.

Ngôi đền 363 tuổi ở Nhật nổi tiếng với cổng bằng sứ trắng

Đền Tozan nằm ở thị trấn Arita - nơi sản sinh ra đồ sứ Nhật Bản, là một địa điểm tham quan thú vị dành cho những người đam mê đồ gốm sứ.

Phép màu cho gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) là dòng gốm đẹp trên thế giới ở thế kỷ 15-16. Năm 1999, ở Anh có hiện vật gốm Chu Đậu được đấu giá tới hơn nửa triệu đô la. Dù vậy, dòng gốm này đã có một thời gian dài bị quên lãng, và sau đó được hồi sinh như có phép màu…

Bảo tàng 150 tỷ gây sốt ở Hà Nội xây bằng chất liệu 'độc nhất vô nhị'

Bảo tàng gốm Bát Tràng có tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng được thiết kế lấy cảm hứng từ bàn xoay của thợ gốm tại làng cổ Bát Tràng.

Nét độc đáo gốm Thanh Hà

Chục năm trở lại đây gốm Thanh Hà vươn lên phát triển mạnh mẽ, là một điểm sáng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế nhất là từ khi UNESCO công nhận Hội An là di sản văn hóa thế giới.

Những điểm đến hấp dẫn ở Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 kéo dài 4 ngày là cơ hội để cùng gia đình, bạn bè khám phá những địa điểm hấp dẫn ngay tại Hà Nội.

Ngôi làng hoạt hình với những mái vòm kỳ dị nhưng nổi bật màu sắc cầu vồng

Những mái vòm này tạo nên một nơi lưu trú vô cùng bắt mắt và ấn tượng.

Hồn gốm Cửu An

Dẫu nghề làm gốm không thật sự phổ biến ở đất Cửu An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), song nơi đây vẫn có những lò gốm vang danh tứ xứ. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sản phẩm gốm và gạch ngói Cửu An đã được bán khắp vùng. Ngày nay, lò gốm xưa mờ phai vết dấu nhưng những chiếc chum, viên ngói rêu cũ mang đậm hồn cốt quê hương vẫn khiến nhiều người rưng rưng mỗi khi nhắc về. Chuyện xóm Lò Gốm Một sớm cuối thu mưa giăng lất phất, tôi trở lại xã Cửu An để tìm gặp ông Nguyễn Sanh-hậu duệ của chủ lò gốm lâu đời nhất trên vùng đất Tây Sơn Nhì. Tại phòng khách, ông Nguyễn Sanh chăm chú dõi theo chương trình trên ti vi. Say sưa đến độ tôi phải chào tới vài lần, ông mới giật mình quay lại. Không quá bất ngờ vì đã có lời hẹn trước, ông Sanh chỉ cười giải thích: 'Phim nói về tinh hoa gốm Việt. Hay quá! Tôi xem mà thấy nhớ xóm Lò Gốm ngày xưa'. Nhớ cũng phải thôi, bởi nghề gốm đã gắn bó với gia đình ông Sanh qua nhiều thế hệ và từng mang đến sự hưng thịnh cho cả vùng quê nghèo suốt mấy mươi năm. Cuối thế kỷ XIX, ông Nguyễn Ảnh (cha vợ ông Sanh) đã quyết định lập nghiệp cùng gốm. Bằng việc xây dựng lò gốm đầu tiên tại An Điền Nam, ông Ảnh được xem là người mở đường cho nghề gốm phát triển ở Cửu An nói riêng và toàn vùng An Khê nói chung lúc bấy giờ. Ông Sanh chậm rãi kể: Trên khu đất rộng chừng 2 ha, cha vợ tôi dựng lên 3 cái lò. Chúng có hình dạng giống hệt chiếc mai rùa, được đắp hoàn toàn bằng đất sét pha cát lên cốt gạch nhằm giúp giữ nhiệt tốt. Chiều dài khoảng 4 m, ngang 3 m, còn cửa vào lò thì trổ tầm 1 m. Để đảm bảo hoạt động, lò cần 10-15 nhân công. Đất sét khai thác lên được đem đi ủ nước rồi giao cho đám trai tráng giậm bằng chân cho thật nhuyễn. Sau đó, người thợ sẽ dùng dây kẽm chuyên dụng cắt đất thành những phần nhỏ để chuẩn bị cho công đoạn đóng gạch, ngói hoặc tạo hình vật dụng. Ông Nguyễn Sanh nâng niu những 'cổ vật' của gia đình-nơi chất chứa tình yêu nghề của người thợ gốm và cả hồn cốt, tinh hoa của miền quê Cửu An nghèo khó một thời. Ảnh: Hồng Thi

Tết Nhâm Dần cận kề, những 'chú hổ' ra lò đến đâu hết sạch hàng đến đó

Những ngày Tết Nguyên Đán cần kề, các chú hổ với đủ loại kích thước mẫu mã khác nhau trở nên vô cùng đắt hàng, ra lò đến đâu hết đến đó.

'Hổ đất' phố Hội

Những ngày này, anh Nguyễn Văn Hoàng (38 tuổi, trú phường Thanh Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đang gấp rút hoàn thiện 6 tượng hổ bằng đất sét để đem đi giao hàng.

Thợ gốm 'nặn' 6 tượng hổ đứng, nằm, vồ, ngồi...đón Tết Nhâm Dần

Dịp Tết Nguyên Đán đang đến gần, anh Hoàng đang dần hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của 6 tượng hổ bằng đất sét để đem đi trưng bày, chào đón năm mới.

Làng gốm Bát Tràng nhộn nhịp chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, những ngày này người dân làng nghề gốm Bát Tràng lại tất bật để cho ra lò những sản phẩm cung ứng thị trường ngày Tết.

Ngôi làng hoạt hình tuyệt đẹp trên Vịnh Ba Tư

Những mái vòm nhiều màu sắc tạo nên một khung cảnh bắt mắt trên Vịnh Ba Tư.

Đĩa ăn giấu trong ngăn kéo ngôi nhà nông thôn bán được hơn 38 tỷ đồng

Chiếc đĩa cổ được phát hiện trong ngăn kéo một ngôi nhà nông thôn vừa được bán đấu giá thành công và thu về tới hơn 38 tỷ đồng.