LTS: Tại Hội thảo khoa học 'Đại tướng Nguyễn Chí Thanh-Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam', Ban tổ chức đã nhận được hơn 70 báo cáo tham luận, góp phần làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú, sôi nổi và những cống hiến, đóng góp to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến tâm huyết, tiêu biểu.
Ngày 29-12, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: 'Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam'. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 70 báo cáo, tham luận. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích dẫn một số ý kiến phát biểu, tham luận của các đại biểu, nhà khoa học tại hội thảo.
Năm 1950, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) đang bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt, nhằm tăng cường sức mạnh toàn diện cho Quân đội, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định điều động đồng chí Nguyễn Chí Thanh[1] vào Quân đội, giao nhiệm vụ làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó bí thư Tổng Quân ủy.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là cán bộ ưu tú, nhà chính trị, quân sự lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Với quan điểm nhất quán về tăng cường bản chất cách mạng cho Quân đội, Đại tướng đã dành hết tâm huyết, trí tuệ chăm lo xây dựng Quân đội có đủ sức mạnh chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Tròn một năm từ ngày Đại tá Thomas M.Stevenson - Tùy viên quân sự Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ký văn bản xác nhận về các tư liệu liên quan đến quân nhân Đặng Thành Tuấn, quê quán Ân Đức, Hoài Ân, Bình Định, mà quân đội Mỹ thu được trong trận càn Gian-xơn City. Thật hạnh phúc khi vào những ngày tháng 7 này, gia đình em trai quân nhân là ông Đặng Thành Biên đã nhận được thông tin từ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh về việc hoàn tất thủ tục để trình các cấp 'báo tử' cho quân nhân Đặng Thành Tuấn…