Về thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng), hỏi thăm gia đình cô Tư Lan (Võ Thị Lan) không ai không biết bởi cô Tư là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất cho đến nay của tỉnh giữ chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, đồng thời cũng là người nổi tiếng một thời kháng chiến oanh liệt, hào hùng. Đặc biệt, câu chuyện cô Tư Lan mang theo 4 cây vàng là của hồi môn cha mẹ cho để ủng hộ kháng chiến gây xúc động cho biết bao người...
Sau 50 năm kiến thiết xây dựng quê hương, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đó những chiến tích bi thương, oai hùng. Trở lại những địa chỉ năm xưa từng xảy ra các vụ thảm sát tang thương như: TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; xã Trí Phải (huyện Thới Bình), xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), tỉnh Cà Mau... đều cảm nhận được sự thay đổi lớn lao. Ðó là những vùng quê bừng sáng, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.
Lâu lắm rồi tôi mới trở lại nhà chú Hai Đào (Đào Văn Hai), nguyên Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang, nên quên mất lối vào. Biết nhà chú ở xã Nhị Bình (huyện Châu Thành), gần Bệnh viện Tâm thần tỉnh, nhưng phải hỏi thăm vài người tôi mới nhận ra cái lối nhỏ nằm bên trái ngôi nhà. Chú Hai vẫn vậy, lúc nào cũng tươm tất, sơ mi 'đóng thùng' gọn gàng. Trông chú trẻ hơn so với cái tuổi ngoài 80 của mình.
Từ xưa đến nay, Mỹ Tho là trung tâm của khu vực Trung Nam bộ, là đầu mối giao thông thủy, bộ giữa miền Đông và miền Tây và là cửa ngõ của miền Tây Nam bộ. Trong tỉnh Tiền Giang, Mỹ Tho là địa bàn trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh… Chính những đặc điểm nêu trên đã tạo cho Mỹ Tho có vị trí chiến lược quân sự hết sức quan trọng. Do đó, cả Pháp và Mỹ đã chọn đặt các cơ quan đầu não của tỉnh và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, làm điểm tựa để mở rộng, khống chế Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) và các tỉnh miền Tây. Mỹ Tho trở thành chiến trường trọng điểm, là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa ta và địch trong suốt thời kỳ cách mạng.