Rằm tháng Chạp là lễ cúng quan trọng trong tháng cuối cùng của năm, được coi như là sự mở đầu của mùa Tết Nguyên đán.
Theo truyện bánh chưng trong sách 'Lĩnh Nam Chích Quái', tục đón Tết Nguyên đán bắt đầu từ việc kính nhớ tổ tiên thời họ Hồng Bàng.
Tôi ngồi cà phê trên đường Trần Hưng Đạo, ngắm nhìn chợ Đông Ba tấp nập và dòng xe cộ ngược xuôi, chợt thấy vang vang một tiếng rao là lạ: 'Xôi bánh dày đây!'. Tôi hơi ngờ ngợ, mở cửa bước ra thì thấy một dì khoác chiếc áo sơ mi trắng cũ, đầu đội nón lá với chiếc mẹt bên hông. Đó là người phụ nữ bán dạo món xôi bánh dày.
Với quan niệm 'thiên địa nhân hợp nhất', trong thời trung đại phương Đông con người và thiên nhiên gần gũi, giao hòa nên thơ vịnh cảnh là một chủ đề sâu đậm được các nhà Nho tâm đắc. Ngày nay nhìn từ ký hiệu học văn hóa người ta lại thấy thơ vịnh cảnh của người xưa là dấu hiệu cảm quan sinh thái rất đáng chú ý của mối quan hệ đậm đà nhân tính giữa con người và thiên nhiên – điều mà thời đương đại đang tìm kiếm.
Gói và nấu bánh chưng đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Vậy tập tục này từ đâu mà có? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của những chiếc bánh chưng bánh dày.
Những chiếc bánh chưng dân dã luôn là hương vị ẩm thực đặc trưng của người Việt mỗi dịp năm mới. Món ăn này ẩn chứa nhiều ý nghĩa văn hóa, tinh thần độc đáo và thú vị.