Bộ GTVT cho biết Tổng cục Đường bộ đưa ra hai phương án nhằm giải quyết bất cập tại trạm thu phí thuộc dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 qua Cần Thơ và An Giang.
Việc chưa gỡ bỏ vị trí đặt trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài khiến trạm này chưa thoát khỏi danh mục 21 trạm BOT còn nhiều bất cập. Tình hình 54 trạm đang thu phí hoàn vốn cũng không sáng sủa khi đa phần vẫn hụt thu khiến nhà đầu tư 'nơm nớp' lo sợ...
Theo dự kiến chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, từ 9h15 hôm nay, 9/6, Chủ tịch Quốc hội chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Người trả lời chất vấn chính là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ giải trình trước Quốc hội về kết quả xử lý bất cập tồn tại nhiều năm qua tại các trạm thu phí BOT giao thông.
Theo thống kê đến thời điểm năm 2019, cả nước đã huy động được khoảng 706.128 tỷ đồng đầu tư 222 dự án kết cấu hạ tầng giao thông. Riêng đối với Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), đến nay đã huy động được khoảng 244.086 tỷ đồng để đầu tư 70 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo phương thức PPP (63 dự án BOT, 4 dự án BT, 1 dự án BT kết hợp BOT và 2 dự án BOO).
Tại các dự án giao thông đường bộ đầu tư theo hình thức xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT) có nhiều bất cập, sau 4 năm rà soát, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa ra nhiều kiến nghị lên Chính phủ, trong đó đề xuất cho tăng phí một số dự án để đảm bảo hiệu quả cho nhà đầu tư.
Trong tổng số 54 dự án đang thu phí, 41/54 dự án có số thu thấp hơn so với số thu dự kiến tại hợp đồng dự án, trong đó 19 dự án có mức thu đạt dưới 70%, cá biệt có 3 dự án có doanh thu chỉ đạt dưới 30%.
Theo tính toán của Vụ đối tác công tư (Bộ Giao thông vận tải), nếu xét về giải pháp tổng thể để xử lý vướng mắc, bất cập tại 7 dự án BOT cần bố trí vốn ngân sách nhà nước khoảng 11.710 tỷ đồng.
Cơ quan quản lý nhà nước bất lực trong việc cho thu phí hoàn vốn tuyến đường vành đai phía Tây TP. Thanh Hóa, đoạn Km0 - Km6 thuộc Dự án BOT Xây dựng Quốc lộ 1 đoạn tránh TP. Thanh Hóa.
Ngày 22/10/2021, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 11205/BGTVTKHĐT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đề xuất danh mục, cơ chế đầu tư phục vụ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất bố trí khoảng 9.427 tỉ đồng để xóa bỏ trạm thu phí và hoàn trả kinh phí đã đầu tư cho doanh nghiệp BOT đối với 7 dự án BOT/trạm thu phí (gồm các Trạm Bờ Đậu, Trạm cầu Thái Hà, Trạm Bỉm Sơn, Trạm La Sơn - Túy Loan, Trạm Km1747, Trạm Ninh Xuân và Trạm T2) nhưng không có Trạm BOT Km763+800/Quốc lộ 1, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Bộ GTVT đề xuất phân bổ cho ngành giao thông khoảng 190.100 tỉ đồng từ gói phục hồi kinh tế để đầu tư các dự án giao thông quan trọng và giải quyết bất cập tại các trạm thu phí BOT.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị Nhà nước sử dụng 9.427 tỉ đồng từ chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 hoàn trả cho 7 dự án BOT. Nếu không hoàn trả sớm trong năm 2021- 2022, kinh phí mua lại sẽ tiếp tục tăng lên theo thời gian.
Việc mua lại một số dự án BOT không thể thu phí hoặc đã thu phí nhưng không nhận được sự đồng thuận của người dân sẽ lấy nguồn từ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững.
Trước đề nghị dùng ngân sách Nhà nước để hỗ trợ hoặc mua lại một số dự án BOT của Bộ GTVT, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng việc này đi ngược với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Nhà đầu tư của nhiều dự án BOT đang cận kề nguy cơ phá sản, hệ lụy của nó là nợ xấu ngân hàng gia tăng. Thực trạng này đang đòi hỏi các cơ quan quản lý phải khẩn trương tìm giải pháp tháo gỡ. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào cứu được doanh nghiệp, cứu được ngân hàng mà không đẩy gánh nặng lên vai người dân và doanh nghiệp vận tải.
LTS: Trong khi các doanh nghiệp vận tải và người dân không ngừng than phiền vì bị trạm thu phí BOT bủa vây khiến chi phí vận tải bị đẩy lên cao thì các doanh nghiệp đầu tư BOT cũng liên tục kêu khó vì doanh thu sụt giảm và đối diện nguy cơ phá sản. Bài toán BOT cần một cái nhìn thực sự công bằng để có hướng giải quyết đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên liên quan.
Phương án đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc – Nam chưa được trình, BOT còn nhiều vướng mắc, thu phí tự động không dừng quá chậm... là những vấn đề được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ và yêu cầu có giải pháp dứt điểm.
Báo cáo của Chính phủ vừa gửi đến Quốc hội cho biết, đến nay, còn 4/19 trạm thu phí BOT vẫn vướng mắc trong việc triển khai các giải pháp xử lý, có thể sẽ bố trí vốn nhà nước để trả cho nhà đầu tư.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, sau nhiều năm xử lý các trạm thu phí BOT bất hợp lý, gây bức xúc dư luận, đến nay 15/19 trạm đã được khắc phục, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông đã ổn. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 4 trạm thu phí BOT gồm: BOT T2 quốc lộ 91, BOT La Sơn - Túy Loan, BOT Bỉm Sơn và BOT QL3 Chợ Mới - Thái Nguyên bất cập do tính chất đặc thù nên việc triển khai các giải pháp xử lý gặp nhiều vướng mắc.
Theo hợp đồng, có 49 dự án BOT đến kỳ tăng phí nhưng do Chính phủ chỉ đạo chưa tăng phí nên sẽ có nhiều dự án bị phá vỡ phương án tài chính nếu phải lùi thời điểm tăng giá đến năm 2022.
Báo cáo của Chính phủ cho biết còn 4 trạm thu phí BOT bất cập do tính chất đặc thù nên việc triển khai các giải pháp xử lý gặp nhiều vướng mắc.
Trong báo cáo này, Bộ GTVT cho biết 15/19 trạm BOT 'có vấn đề' đã được khắc phục, bốn trạm còn lại chưa thể xử lý do tính chất đặc thù.
Trái chiều quan điểm về kiểm toán khi Quốc hội thảo luận dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Bộ GTVT cho biết hiện có bốn dự án BOT đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư. Trường hợp 'quá khó khăn', bộ sẽ đề xuất dùng ngân sách để bù.
Với một số trạm BOT bị dân phản đối hay giảm doanh thu, Bộ GTVT tính toán sẽ dừng thu phí, xóa trạm và báo cáo Thủ tướng bố trí nguồn vốn Nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư.
Sau nhiều chờ đợi, 'lời hứa BOT' của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn chưa thực hiện xong. Thậm chí giờ trách nhiệm thực hiện 'lời hứa' ấy được đẩy sang cho Nhà nước.
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất dùng ngân sách trả cho chủ đầu tư một số trạm BOT đặt không đúng vị trí để đảm bảo hoàn vốn, xóa trạm.
Đến nay, 15/19 trạm đã được khắc phục, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông đã ổn định. Đối với 4/19 trạm bất cập còn lại, do tính chất đặc thù nên việc triển khai các giải pháp xử lý gặp nhiều vướng mắc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể báo cáo với Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Quốc hội vướng mắc tại các trạm thu phí BOT
Sau khi xử lý xong 15/19 dự án BOT có những vướng mắc, bất cập trong thời gian qua, Bộ GTVT đang rốt ráo xử lý hoặc xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền hướng xử lý 4 dự án còn lại.