Vùng đất cổ Biện Thượng, nay là xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), nằm bên tả ngạn sông Mã, đây là đất quý hương của dòng dõi 12 đời chúa Trịnh.
Sử liệu cho biết, mỗi khi có việc quan trọng, Trịnh Tùng đều cử thuộc cấp đến chùa tế, lễ, chẳng hạn như năm 1592, đến lễ ở chùa Thiên Xuân, huyện Thanh Oai (nay thuộc thôn Phùng Khoang, quận Hà Đông, Hà Nội); Năm Nhâm Tý (1612), đến lễ cầu an tại Huyền Thiên huyện Thọ Xương...
Nằm sâu trong các con ngõ nhỏ hẹp giữa phố cổ Hà Nội, 3 di tích đền Hàng Bạc, đền Vọng Tiên, đình Trung Yên (quận Hoàn Kiếm) đều mang những giai thoại kỳ ảo.
Nghệ sĩ Nguyễn Cộng Hòa, sinh năm 1991 ở thôn Đồng Ô, xã Hà Tiến (Hà Trung) hiện đang làm việc ở Đoàn Tuồng, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa. Hơn 10 năm gắn bó, đam mê với bộ môn nghệ thuật truyền thống tuồng, Nguyễn Cộng Hòa đã để lại nhiều vai diễn ấn tượng và nhận được nhiều thành tích ở các cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Nếu như Thái vương Trịnh Kiểm là người mở đầu sự nghiệp Nhà Trịnh (Chúa Trịnh) thì Bình An vương Trịnh Tùng - con trai ông lại được biết đến với vai trò quan trọng trong việc đánh bại nhà Mạc, chấm dứt cuộc chiến Nam - Bắc triều, làm nên thắng lợi sự nghiệp Trung hưng nhà Lê. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về ông: 'Tài đức hơn người, anh hùng nhất đời có thể nối được chí cha giúp nên nghiệp đế. Công Trung hưng Nhà Lê thực dựng nền từ đấy'.
Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Minh Chính tên thật là Nguyễn Hữu Chính. Anh quê ở xã Định Liên (Yên Định). Trong gia đình, ông ngoại anh là người duy nhất biết hát tuồng (hát bội) và hát rất hay.
Đứng trước sự náo nhiệt, xô bồ của nhịp sống hiện đại; cũng như nhiều giá trị văn hóa khác, nghệ thuật sân khấu truyền thống luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Bởi vậy, để những tinh hoa văn hóa dân tộc không bị mai một, thất truyền, công tác phục hồi, lưu giữ và phát triển các giá trị nghệ thuật truyền thống trở thành yêu cầu bức thiết, nhiệm vụ chung của toàn xã hội.