Kinh tế TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, đến thời điểm hiện tại, dù đã qua thời điểm lũ chính vụ năm 2021 nhưng mực nước các hồ chứa Thủy điện Sơn La (trong đó có hồ Thủy điện Lai Châu) thấp hơn 8,37m so với mực nước dâng bình thường. Để đảm bảo cho hoạt động của nhà máy cũng như điều tiết nguồn nước, Ban Giám đốc Nhà máy Thủy điện Lai Châu đã có nhiều giải pháp ứng phó với tình trạng trên.

Điều chỉnh chế độ vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình từ nay đến đầu năm 2022

Trước hiện trạng nguồn nước các hồ chứa trên lưu vực sông Đà đang thiếu hụt và diễn biến phức tạp của khí tượng, thủy văn như hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất, điều chỉnh chế độ vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình từ nay đến đầu năm 2022

Giải pháp cấp bách trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng vào mùa khô

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến thời điểm hiện tại, dù đã qua thời điểm lũ chính vụ đối với các hồ thủy điện phía Bắc nhưng vẫn không xuất hiện lũ lớn trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Tổng lượng nước tích được của các hồ chỉ đạt từ 30 - 65% so với trung bình nhiều năm.

Khu vực phía Bắc có nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng trong thời gian tới

Tổng lượng thiếu hụt so với mực nước dâng bình thường của cả hệ thống hồ chứa khoảng 5,7 tỷ m3. Trong đó, hồ Hòa Bình thiếu hụt so với yêu cầu tối thiểu khoảng 945 triệu m3; hồ Thác Bà thiếu hụt khoảng 415 triệu m3; các hồ Lai Châu, Sơn La mực nước cũng thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 5-10m...

Mặc dù thời gian qua các hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông Hồng đã chủ động vận hành, ưu tiên việc tích nước ở thời điểm cuối mùa lũ, đầu mùa cạn, nhưng mực nước đều đang ở mức rất thấp, tổng lượng nước tích được của các hồ chỉ đạt từ 30% - 65% so với trung bình nhiều năm.