Nền tảng cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Cuối tháng 8/2021, UBND tỉnh công bố phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2035. Quy hoạch được phê duyệt là công cụ pháp lý, nền tảng đặc biệt quan trọng cho phát triển du lịch vùng hồ Hòa Bình.

Đưa du lịch Hòa Bình chuyển động, vươn xa

Cùng với du lịch Việt Nam, ngành du lịch Hòa Bình trải qua chặng đường hơn 61 năm xây dựng, trưởng thành. Đặc biệt, kể từ sau tái lập tỉnh, du lịch của tỉnh đã phát huy tiềm năng, lợi thế để vươn lên, đóng góp vào phát triển KT-XH của tỉnh.

Công bố quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2035

Ngày 25/8, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến công bố quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, TN&MT, GTVT, NN&PTNT, VH-TT&DL, Công Thương, Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; điểm cầu trực tuyến TP Hòa Bình, các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc có các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, Huyện ủy, UBND, HĐND.

Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động

Ngay sau Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tân Lạc là huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, thu hút tổng mức đầu tư của các dự án lên tới trên 4.239 tỷ đồng. Đặc biệt, tại hội nghị xúc tiến đầu tư này, huyện đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các nhà đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng tại xã Vân Sơn, xã Suối Hoa... Phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng (DLCĐ), du lịch nghỉ dưỡng tại các xã vùng cao được Tân Lạc xác định là hướng đi mũi nhọn, mục tiêu hàng đầu giúp địa phương tạo nên bứt phá trong nhiệm kỳ mới.

Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Ngòi

Nằm trong khu du lịch hồ Hòa Bình, bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) là một trong những điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) được đưa vào khai thác chưa lâu. Nhờ giữ được vẻ mộc mạc, nguyên sơ mà nơi đây trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách.

Nhân sự Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch

Theo quyết định, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thay ông Nguyễn Ngọc Thiện.

Hòa Bình: Nhiều lợi thế để phát triển du lịch chất lượng cao

Huyện Tân Lạc (Hòa Bình) với nhiều cảnh quan nhiên nhiên tươi đẹp cùng các danh lam và di tích khảo cổ cấp tỉnh, quốc gia là những điều kiện để phát triển du lịch chất lượng cao, du lịch cộng đồng...

Nhẹ lướt trên đường Bình Thanh - Thung Nai - Suối Hoa

Tuyến đường 435 từ TP Hòa Bình đi xã Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong) - Suối Hoa (Tân Lạc), cơ bản hoàn thành, đi lại dễ dàng, thuận lợi đang mở ra cơ hội rất lớn cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình và thúc đẩy kinh tế, thiện dân sinh trong khu vực.

Sức hút vùng hồ

Hồ Hòa Bình là sự kết hợp khá hoàn mỹ của thiên nhiên mây nước, có phong cảnh nên thơ, hữu tình, nước hồ trong xanh, núi tiếp núi, bóng ngả rừng già, bản sắc văn hóa được dân cư địa phương lưu giữ, tạo sức hút lớn đối với du khách và các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư.

Huyện Tân Lạc đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư

Tân Lạc - Mường Bi, vùng đất giàu bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, riêng có, là những tiềm năng để phát triển du lịch chất lượng cao, du lịch cộng đồng, công nghiệp, dịch vụ. Nhằm khai thác lợi thế này, huyện Tân Lạc đã có những việc làm, giải pháp cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, phát triển KT-XH bền vững.

Cộng đồng là 'chìa khóa' phát triển du lịch Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi Tây Bắc có 6 dân tộc anh em gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông cùng chung sống. Khu vực hồ thủy điện Hòa Bình là địa bàn sinh sống lâu đời của người Mường, nơi có Nhà máy Thủy điện Hòa Bình với quy mô lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Đây hiện là điểm đến hấp dẫn bởi những mô hình du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc.

Khởi sắc vùng cao Tân Lạc

Những cung đường uốn lượn men theo sườn núi đưa chúng tôi ngược lên với các xã vùng cao huyện Tân Lạc. Những năm qua, Nhà nước đã nâng cấp, sửa chữa những đoạn đường cua hẹp, khuất tầm nhìn. Nhờ đó, đường lên các xã vùng cao đã rộng rãi, thoáng tầm nhìn và hạn chế được nguy hiểm. Con đường rộng rãi, kiên cố từ ngã ba Quyết Chiến đưa chúng tôi đi qua những ngôi trường đang được xây mới, những bản làng bình yên để lên với Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn, nay đã 'về chung một nhà' là Vân Sơn. Mặc dù còn không ít khó khăn nhưng vùng cao Tân Lạc đã có sự chuyển dịch theo hướng đi lên, 'chậm mà chắc', đời sống người dân được cải thiện tích cực, nhiều hướng đi mới về phát triển kinh tế mở ra hy vọng cho bà con nơi đây.

Khám phá các bản làng du lịch cộng đồng

Có dịp 'du sơn, ngoạn thủy' trên vùng hồ Hòa Bình rộng lớn, bạn đừng quên ghé thăm các bản làng du lịch cộng đồng (DLCĐ). Nằm bên dòng sông Đà mang vẻ đẹp hữu tình, bản làng của đồng bào các dân tộc Mường, Dao sẽ là điểm dừng chân lý tưởng để du khách trải nghiệm cuộc sống dân dã, tìm hiểu phong tục, tập quán và nét văn hóa đặc sắc.

Dòng vốn đầu tư nghìn tỷ đánh thức 'vịnh Hạ Long trên núi'

Hồ Hòa Bình đang thu hút hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư với mục tiêu trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc gia.

Đầu tư cho hồ Hòa Bình xứng tầm khu du lịch quốc gia

Khi những nút thắt dần được gỡ bỏ, hồ Hòa Bình đang đứng trước cơ hội đón những dòng vốn đầu tư mới.

Sức sống trên dòng Đà Giang

Bài 1 - Chuyển giao sứ mệnh (HBĐT) - Đà Giang - sông Đà vốn hoang sơ, hùng vĩ và nổi tiếng với những dòng thác oai linh. Từ khi có bàn tay, khối óc của con người đắp đập, ngăn sông, trị thủy để tích nguồn điện sáng, dòng sông Đà không còn hung dữ. Nhưng, dòng Đà Giang vẫn chảy, bồi lấp những vạt phù sa màu mỡ với nhiều nguồn sống sinh sôi.

Khám phá, trải nghiệm cùng hồ thủy điện

Ngoài việc cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện, hồ thủy điện ngày nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho những ai thích khám phá trải nghiệm.

Mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình

Được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ, có điểm nhấn là quần thể di tích tâm linh Thác Bờ, từ nhiều năm qua, hồ Hòa Bình đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách. Thực hiện Quyết định số 1528/QĐ-TTg, ngày 1/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, tháng 6/2017, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia. Từ đây, công tác đầu tư, tôn tạo di tích, phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm nhiều hơn, góp phần mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình.

Đi nhặt hạt dẻ rừng

Nhặt hạt dẻ rừng bao giờ cũng thú vị, đặc biệt là đối với những vị khách đến từ thành phố, chưa từng được tận mắt thấy bất kỳ một cây hạt dẻ rừng nào nữa là việc tận tay chạm vào cái vỏ xù xì đầy gai của quả dẻ. Chúng tôi đã có một chuyến nhặt hạt dẻ rừng đầy thú vị như thế ở một xóm nhỏ ven bờ sông Đà: xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối

Thời gian qua, tỉnh đã huy động hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, mở ra cơ hội phát triển, khai thác tiềm năng, lợi thế, cải thiện dân sinh, thúc đẩy KT-XH. Năm 2018, tỉnh đã đưa tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình vào khai thác, tạo sức hút các dự án đầu tư với số vốn lên tới hàng tỷ USD. Cùng với đó, nhiều dự án giao thông quan trọng trên địa bàn cũng đang được khẩn trương triển khai, bảo đảm tiến độ đề ra. Từ đó góp phần hiện thực nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.

Phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình: 'Đánh thức' nàng tiên say ngủ

Với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn cùng những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng địa phương, không gian lòng hồ Hòa Bình đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.