Phát triển, hoàn thiện và tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP trở thành giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An.
Được biết đến là làng gốm cổ xưa nhất xứ Nghệ, trải qua bao thăng trầm, hiện làng nồi đất Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn giữ được hồn cốt quê hương, giản dị mà bền lâu. Trước nguy cơ bị xóa sổ, mai một, thì nay làng nồi đang được tiếp sức, hồi sinh.
Với quyết tâm mang loại bánh có tuổi đời hàng trăm năm vươn xa, hai chàng trai 9X quê xứ Lường (Nghệ An) đã tạo dựng thương hiệu, đưa thứ đặc sản quê hương có mặt tại nhiều thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc… thu về mỗi năm cả chục tỷ đồng.
Về làng nghề nồi đất xã Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) những ngày này, nhà nhà đều đang đốt lò nung nồi. Con gái làng Trù từ nhỏ đã được làm quen với những chiếc nồi đất, lớn lên học hỏi người lớn rồi trở thành thợ khi tuổi đời mới mười tám, đôi mươi.
Chưa năm nào, giá hành rớt giá thê thảm như năm nay, từ ruộng đem về làm sạch sẽ nhưng cũng không có ai thu mua, đem ra chợ bán thì không hết nên người trồng hành tăm tại các xã Nghi Lâm, Nghi Kiều, Nghi Thuận và Nghi Văn (huyện Nghi Lộc) 'bỏ' thu hoạch. Khiến hàng trăm hecta hành tăm chịu cảnh 'nằm ruộng' nhiều tháng nay.