Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; liên kết tiêu thụ sản phẩm... là những kết quả nổi bật trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh, hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.

Cán bộ nông nghiệp kiểm tra vườnươm cây giống cà phê tại xã Ẳng Cang (huyện Mường Ảng).
Pú Hồng là xã vùng cao, khó khăncủa huyện Điện Biên Đông. Trước thực trạng đất đai ngày càng bạc màu, năng suấtcây trồng truyền thống thấp, cấp ủy, chính quyền xã Pú Hồng đã tuyên truyền, vậnđộng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng thông qua các chương trình, dự ánphù hợp với điều kiện địa phương. Nhờ đó, nhiều diện tích ngô, lúa nương kém hiêụquả đã được thay thế bằng các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao như:Cà phê, mắc ca, quế.
Sau nhiều năm trồng lúa nương kémhiệu quả, năm 2018 bà Vì Thị Thởi (bản Chả B) đã chủ động sang huyện Sông Mã (tỉnhSơn La) và huyện Mường Ảng học hỏi kỹ thuật trồng cà phê và mua giống về trồng.Đến nay, gia đình bà có 2ha cà phê; từ năm 2023 vườn cà phê bắt đầu cho thu hoạchvới thu nhập khoảng 70 triệu đồng/vụ.
Theo đánh giá của bà Vì Thị Doan,Chủ tịch UBND xã Pú Hồng, qua triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất, nhiều hộdân nhận thấy một số cây công nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương nên đã chủđộng học hỏi và nhân rộng mô hình. Riêng cây cà phê, đến nay, toàn xã có trên20ha cà phê, trong đó khoảng 4ha đã cho thu hoạch. Ngoài ra, bà con cũng tích cựcchuyển đổi sang trồng mắc ca (7ha) và quế (hơn 10ha). Dự kiến hết năm nay, toànxã trồng thêm khoảng 10ha cà phê và 30ha mắc ca.
Phong trào chuyển đổi sang trồngcà phê đang lan rộng tại nhiều xã như: Na Son, Noong U, Pu Nhi, Keo Lôm và thịtrấn Điện Biên Đông, nâng tổng diện tích cà phê toàn huyện lên 141ha; trong đó12,5ha đã cho thu hoạch với năng suất 8 tạ/ha. Năm 2025, huyện Điện Biên Đông tậptrung phát triển cây cà phê và mắc ca. Hiện nay UBND huyện chỉ đạo các xã chuẩnbị điều kiện cần thiết để xuống giống vào mùa mưa.
Sau nhiều năm chuyển đổi cơ câúcây trồng, tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa.Nổi bật như: Vùng trồng lúa nước 31.000ha, trong đó 10.000ha là lúa chất lượngcao tại TP. Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên; 4.500ha cà phê tại Mường Ảng, TuầnGiáo, Điện Biên Đông; 10.000ha mắc ca ở Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên; 629hachè tại Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Ảng; vùng trồng quế tại Mường Nhé, Nậm Pồ,Mường Chà; hơn 4.100ha cây ăn quả... Nhiều diện tích đã cho thu hoạch, tăng thunhập cho người dân.
Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụngkhoa học công nghệ là nội dung then chốt trong quá trình thực hiện Đề án Tái cơcấu ngành Nông nghiệp tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều quyết định, kếhoạch nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tiêu biêủlà “Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp đến năm2030”. Sở Nông nghiệp và Môi trường đã chủ động phối hợp với các tổ chức, doanhnghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để thử nghiệm và nhân rộngnhiều mô hình sản xuất tiên tiến. Một số kết quả nổi bật như: Ứng dụng thànhcông các giống lúa mới (QR15, ĐT14, nếp thơm 88), giống gà DA15-19, cam CT9,sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu... Đồng thời, tổ chức gieo ươm cây giống chất lượngcao phục vụ sản xuất, gồm: 150.000 cây mắc ca, 5.000 cây vú sữa Hoàng Kim,150.000 cây mít và 1.750.000 cây cà phê.
Vụ đông xuân 2024 - 2025, Sở Nôngnghiệp và Môi trường phối hợp với các công ty: NetZero Carbon, BSB Nanotech vàSpiro Carbon triển khai mô hình trồng lúa giảm phát thải với tổng diện tích86ha tại 3 huyện: Điện Biên (53ha), Mường Ảng (23ha) và Tuần Giáo (10ha). Môhình áp dụng công nghệ tiên tiến và giải pháp canh tác bền vững nhằm giảm phátthải khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy nông nghiệpsinh thái, hữu cơ và kinh tế tuần hoàn. Dự án kỳ vọng giảm 30% chi phí đầu vào,tăng 50% lợi nhuận và cắt giảm 10% khí thải. Ngoài ra, nông dân còn có thể tăngthu nhập nhờ bán tín chỉ carbon với giá 20 USD/tấn CO2e.
Tham gia mô hình canh tác lúathông minh giảm phát thải trên diện tích 5.000m2, bà Nguyễn Thị Thủy (đội ChănNuôi 2, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) nhận thấy hiệu quả rõ rệt khi chi phísản xuất giảm đáng kể. Đặc biệt, thay vì đốt rơm rạ sau thu hoạch như trước thìnay tận dụng rơm làm nấm, thức ăn chăn nuôi, đệm lót sinh học hoặc phân bón, vưàgiảm phát thải, vừa tăng thêm thu nhập từ phụ phẩm.
Nhằm nâng cao chất lượng, giá trịvà hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm hướng tới thịtrường xuất khẩu và các chuỗi siêu thị, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tích cựcphối hợp, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng. Năm 2024đã cấp thêm 7 mã số vùng trồng cho các loại cây: Bưởi, cam, chè, mắc ca và câyăn quả, nâng tổng số mã vùng trồng toàn tỉnh lên 9 mã số. Bộ Nông nghiệp và Môitrường công nhận đặc cách thêm 7 giống cây trồng đặc sản địa phương như: Khoaisọ Tủa Chùa, khoai sọ Phì Nhừ, lạc đỏ Na Son, bí xanh Tìa Dình, dưa mèo ĐiệnBiên... nâng tổng số lên 11 giống cây trồng được công nhận đặc cách. Ngoài ra,Sở đã công nhận 3 vườn cây đầu dòng gồm: 280 cây mít siêu sớm TL1, 200 cây vú sưãHK2 và 280 cây mít ruột đỏ ID1; công nhận 1.497 cây cà phê chè Catimor và 45cây bưởi da xanh đầu dòng. Nhờ đó, các địa phương đã chủ động tạo và kiểm soát chất lượng cây giống.
Hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệpđã góp phần hiện đại hóa sản xuất, nâng cao giá trị và thúc đẩy phát triển nôngnghiệp bền vững tại tỉnh. Năm 2024, tổng giá trị GRDP khu vực nông, lâm nghiệpvà thủy sản ước đạt 2.549,6 tỷ đồng, tăng 4,06% so với năm trước. Thời gian tới,tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả đề án nhằm nâng cao trình độ canhtác, thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chungcủa tỉnh.