Tài năng xuất chúng của những mưu sĩ mạnh nhất thời Tam quốc

Dưới thời Tam quốc, một số mưu sĩ tài năng xuất chúng đã có những đóng góp to lớn vào việc định hình thế cục giữa nhà Tào Ngụy, Đông Ngô và Thục Hán.

Quách Gia (170 - 207), tự Phụng Hiếu, là một nhà chiến lược và mưu sĩ tài năng xuất chúng của Tào Tháo vào cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc tại Trung Quốc. Trong 11 năm làm việc cho Tào Tháo, vị mưu sĩ này được tin tưởng, giao cho chức vụ quan trọng Tư không Quân tế tửu, tương tự chức Đại đô đốc của Chu Du và Quân sư Trung lang tướng của Gia Cát Lượng.

Quách Gia (170 - 207), tự Phụng Hiếu, là một nhà chiến lược và mưu sĩ tài năng xuất chúng của Tào Tháo vào cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc tại Trung Quốc. Trong 11 năm làm việc cho Tào Tháo, vị mưu sĩ này được tin tưởng, giao cho chức vụ quan trọng Tư không Quân tế tửu, tương tự chức Đại đô đốc của Chu Du và Quân sư Trung lang tướng của Gia Cát Lượng.

Là người thông minh, mưu lược, Quách Gia nhiều lần hiến mưu kế giúp Tào Tháo giành chiến thắng trước các kẻ thù như Lã Bố, Viên Thiệu... Nhờ vậy, Tào Tháo thống nhất được vùng lãnh thổ rộng lớn, bành trướng ảnh hưởng. Với những đóng góp to cho nhà Tào Ngụy, mưu sĩ Quách Gia là một trong những người được Tào Tháo tin tưởng và yêu quý nhất.

Là người thông minh, mưu lược, Quách Gia nhiều lần hiến mưu kế giúp Tào Tháo giành chiến thắng trước các kẻ thù như Lã Bố, Viên Thiệu... Nhờ vậy, Tào Tháo thống nhất được vùng lãnh thổ rộng lớn, bành trướng ảnh hưởng. Với những đóng góp to cho nhà Tào Ngụy, mưu sĩ Quách Gia là một trong những người được Tào Tháo tin tưởng và yêu quý nhất.

Dương Tu (175 - 219), biểu tự Đức Tổ, là một mưu sĩ của Tào Ngụy, phục vụ dưới trướng của Tào Tháo, về sau đi theo trợ giúp con thứ tư của Tào Tháo là Tào Thực trong giai đoạn tranh ngôi vị Thế tử giữa anh em Tào Phi cùng Tào Xung và Tào Chương.

Dương Tu (175 - 219), biểu tự Đức Tổ, là một mưu sĩ của Tào Ngụy, phục vụ dưới trướng của Tào Tháo, về sau đi theo trợ giúp con thứ tư của Tào Tháo là Tào Thực trong giai đoạn tranh ngôi vị Thế tử giữa anh em Tào Phi cùng Tào Xung và Tào Chương.

Ông nổi tiếng là một người thông minh và đoán được ý nghĩ của Tào Tháo, trở thành một nhân vật đầy quyền thế đồng thời nhận nhiều sự căm ghét của các nhân vật lớn lúc bấy giờ, trong đó có Tào Tháo. Cuối cùng, việc này cũng đã dẫn đến cái chết của ông.

Ông nổi tiếng là một người thông minh và đoán được ý nghĩ của Tào Tháo, trở thành một nhân vật đầy quyền thế đồng thời nhận nhiều sự căm ghét của các nhân vật lớn lúc bấy giờ, trong đó có Tào Tháo. Cuối cùng, việc này cũng đã dẫn đến cái chết của ông.

Bàng Thống (178 - 214), tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phụng Sồ, là mưu sĩ của Lưu Bị thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông thường được đánh giá là tài năng sánh ngang với Gia Cát Lượng.

Bàng Thống (178 - 214), tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phụng Sồ, là mưu sĩ của Lưu Bị thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông thường được đánh giá là tài năng sánh ngang với Gia Cát Lượng.

Trong "Tam quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung, Bàng Thống được miêu tả là "người mày rậm, mũi gồ, mặt đen, râu ngắn, hình dung xấu xí". Mặc dù không có dung mạo khôi ngô, tuấn tú nhưng Bàng Thống là người lắm mưu nhiều kế.

Trong "Tam quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung, Bàng Thống được miêu tả là "người mày rậm, mũi gồ, mặt đen, râu ngắn, hình dung xấu xí". Mặc dù không có dung mạo khôi ngô, tuấn tú nhưng Bàng Thống là người lắm mưu nhiều kế.

Tư Mã Huy (tức Thủy Kính tiên sinh) từng nhận xét về Bàng Thống như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể an được thiên hạ". Đáng tiếc là Bàng Thống qua đời sớm. Nếu sống thọ hơn thì vị mưu sĩ này có thể đã giúp Lưu Bị thống nhất thiên hạ.

Tư Mã Huy (tức Thủy Kính tiên sinh) từng nhận xét về Bàng Thống như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể an được thiên hạ". Đáng tiếc là Bàng Thống qua đời sớm. Nếu sống thọ hơn thì vị mưu sĩ này có thể đã giúp Lưu Bị thống nhất thiên hạ.

Tài năng ngang ngửa Bàng Thống là Gia Cát Lượng (181 - 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long. Ông là công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự và là nhà phát minh đại tài của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.

Tài năng ngang ngửa Bàng Thống là Gia Cát Lượng (181 - 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long. Ông là công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự và là nhà phát minh đại tài của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.

Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, Gia Cát Lượng hết lòng tận trung với Thục Hán, dốc sức phò tá Lưu Bị và sau đó là Lưu Thiện. Nhờ đó, Thục Hán cùng với Đông Ngô và Tào Ngụy hình thành nên thế chân vạc Tam quốc.

Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, Gia Cát Lượng hết lòng tận trung với Thục Hán, dốc sức phò tá Lưu Bị và sau đó là Lưu Thiện. Nhờ đó, Thục Hán cùng với Đông Ngô và Tào Ngụy hình thành nên thế chân vạc Tam quốc.

Sinh thời, Gia Cát Lượng có nhiều chiến tích huy hoàng, chấn động thế giới như: mượn gió Đông Nam, hỏa thiêu Xích Bích, thuyền cỏ mượn tên, gảy đàn đuổi 15 vạn hùng binh của Trọng Đạt, hỏa thiêu 10 vạn quân Tào, bảy lần bắt Mạnh Hoạch, lục xuất Kỳ Sơn… Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Sinh thời, Gia Cát Lượng có nhiều chiến tích huy hoàng, chấn động thế giới như: mượn gió Đông Nam, hỏa thiêu Xích Bích, thuyền cỏ mượn tên, gảy đàn đuổi 15 vạn hùng binh của Trọng Đạt, hỏa thiêu 10 vạn quân Tào, bảy lần bắt Mạnh Hoạch, lục xuất Kỳ Sơn… Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc ra mắt tàu treo tự động trên cao. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tai-nang-xuat-chung-cua-nhung-muu-si-manh-nhat-thoi-tam-quoc-2103543.html