Tài sản của giới tỷ phú lập kỷ lục mới trong đại dịch Covid-19
Theo báo cáo của ngân hàng UBS của Thụy Sĩ và công ty kiểm toán PwC có trụ sở tại London (Anh), tài sản của các tỷ phú đã tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. Giá cổ phiếu tăng và lợi nhuận trong các lĩnh vực công nghệ, chăm sóc y tế đã nâng tổng giá trị tài sản của những người giàu nhất thế giới vượt mốc 10 nghìn tỷ USD.
Theo báo cáo của ngân hàng UBS của Thụy Sĩ và công ty kiểm toán PwC có trụ sở tại London (Anh), tài sản của các tỷ phú đã tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành. Giá cổ phiếu tăng và lợi nhuận trong các lĩnh vực công nghệ, chăm sóc y tế đã nâng tổng giá trị tài sản của những người giàu nhất thế giới vượt mốc 10 nghìn tỷ USD.
Thống kê tài sản của 2.000 tỷ phú (chiếm khoảng 98% tổng giá trị tài sản của các tỷ phú trên thế giới) cho thấy, tổng giá trị tài sản của những tỷ phú này đã tăng thêm 25% trong những tháng đầu đại dịch bùng phát, đạt 10.200 tỷ USD. Con số này đã phá vỡ kỷ lục 8.900 tỷ USD được ghi nhận vào cuối năm 2019. Theo cơ sở dữ liệu của UBS và PwC, tổng giá trị tài sản của các tỷ phú đã tăng từ 5-10 lần trong 25 năm qua.
Từ ngày 7-4 đến 31-7-2020, tài sản của tỷ phú trong tất cả các ngành công nghiệp được UBS và PwC khảo sát đã tăng ở mức hai con số. Đáng chú ý, tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ, chăm sóc sức khỏe và các ngành công nghiệp có tổng giá trị tài sản tăng từ 36-44%.
Đại dịch Covid-19 đã và đang đẩy nhanh xu hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ, chăm sóc sức khỏe, những người có tư duy đổi mới trong kinh doanh...
Ngoài ra, từ năm 2019 đến tháng 7-2020, tài sản của các tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ đã tăng 42,5%, đạt 1.800 tỷ USD. Cũng trong thời gian này, khối tài sản các tỷ phú trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tăng 50,3%, đạt 658,6 tỷ USD.
Theo báo cáo nêu trên, đến nay, hơn 200 tỷ phú trong nhóm được khảo sát đã công khai cam kết chi khoảng 7,2 tỷ USD để hỗ trợ ứng phó dịch bệnh. Song, báo cáo cũng lưu ý rằng, khoản tiền mà giới tỷ phú quyên góp để ứng phó khủng hoảng y tế cũng như giải quyết những rối loạn kinh tế và xã hội do khủng hoảng y tế gây ra trên thực tế có thể nhiều hơn.