Tài sản số - Xây dựng từ cơ chế quản lý đến chính sách thuế

Thời gian qua, tài sản số tại Việt Nam chưa được công nhận là một loại tài sản được pháp luật bảo vệ. Do đó, xảy ra nhiều vụ việc bị mất, bị cướp những tài sản số có giá trị hàng triệu USD. Cũng chính vì thế, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã bổ sung các quy định liên quan đến loại tài sản này. Đây là nội dung đáng chú ý tại Tòa đàm 'Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp' do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào chiều 21/8.

Hiện nay, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến rộng rãi để trình Quốc hội xem xét và thông qua vào kỳ họp sắp tới. Trong đó, tài sản số lần đầu tiên được định nghĩa tại Điều 8 của dự thảo Luật, là “sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan". Điều này đồng nghĩa với việc xác lập quyền và nghĩa vụ thuế đối với nhà nước khi các cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản số.

Theo các chuyên gia, tài sản số là loại tài sản vô hình nhưng có thể được kiểm soát bằng công nghệ. Do đó, điều quan trọng là cần phải nhận diện nguồn gốc của từng loại tài sản. Từ đó, mới xây dựng được chính sách thuế hợp lý.

Sự xuất hiện của loại tài sản mới cũng đặt ra bài toán cho cơ quan quản lý là làm sao không thất thu thuế cho nhà nước. Và một trong những giải pháp được đề xuất là cơ quan thuế cũng cần phải ứng dụng công nghệ hiện tại tương ứng với loại tài sản này để có thể truy vết được “dấu chân” giao dịch số.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Tuấn Anh - Hoàng Minh

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/tai-san-so-xay-dung-tu-co-che-quan-ly-den-chinh-sach-thue-233267.htm