Tại sao nhu cầu của Trung Quốc và chính sách của OPEC+ không thể kéo giá dầu lên cao?

Với sự kết hợp giữa việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ đẩy giá dầu cao hơn từ tháng tới.

Dẫu vậy, bất chấp một số yếu tố tăng giá, dầu Brent, tiêu chuẩn cho 2/3 lượng dầu của thế giới, đang giao dịch ở mức khoảng 76 USD/thùng, mất gần 11% giá trị kể từ đầu năm.

Theo Rystad Energy, sự kết hợp của các yếu tố phi cơ bản, nhu cầu sụt giảm và nguồn cung mạnh hơn dự kiến đang diễn ra.

Công ty tư vấn có trụ sở tại Na Uy, dự kiến nhu cầu dầu tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm nay, ước tính mức thâm hụt 2,4 triệu thùng/ngày trong thời gian còn lại của năm 2023.

“Phần lớn sẽ phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế của Trung Quốc trong nửa cuối năm nay và hiệu quả của các biện pháp kích thích được công bố gần đây của nước này, cũng như khả năng của Mỹ và châu Âu trong việc tránh suy thoái kinh tế trong bối cảnh lãi suất tăng,” ông Jorge Leon tại Rystad Energy chia sẻ.

Tuần trước, giá dầu tăng hàng tuần do hoạt động lọc dầu của Trung Quốc tăng cao khiến các thương nhân yên tâm rằng mức tiêu thụ nhiên liệu nội địa đang tăng lên ở nước này.

 Giá xăng dầu hôm nay 23/6 trên thị trường thế giới giảm mạnh sau khi Fed phát tín hiệu về khả năng tiếp tục tăng lãi suất. Giá dầu Brent về mức 75 USD/thùng, còn giá dầu WTI về mức 70 USD/thùng. Ảnh: Foxbussines.

Giá xăng dầu hôm nay 23/6 trên thị trường thế giới giảm mạnh sau khi Fed phát tín hiệu về khả năng tiếp tục tăng lãi suất. Giá dầu Brent về mức 75 USD/thùng, còn giá dầu WTI về mức 70 USD/thùng. Ảnh: Foxbussines.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng cắt giảm lãi suất cho vay ngắn hạn lần đầu tiên sau 10 tháng sau số liệu kinh tế đáng thất vọng.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạ lãi suất mua lại kỳ hạn 7 ngày xuống 10 điểm cơ bản xuống 1,9%, từ mức 2%, như một phần trong nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Rystad Energy cho biết nhập khẩu dầu thô của nước này đạt 12,3 triệu thùng/ngày trong tháng 3 trước khi giảm xuống 11,4 triệu thùng/ngày trong tháng trước.

“Những con số nhập khẩu mạnh mẽ này cho thấy nhu cầu dầu mỏ vẫn ổn định; tuy nhiên, điều cần lưu ý là đồng thời, kho dự trữ dầu thô đã tăng lên trong vài tháng qua, điều này cho thấy nhu cầu có khả năng bị tụt lại,” ông Leon nói.

Rystad Energy cho biết về phía cung, có một khoảng cách giữa việc cắt giảm sản lượng thực tế và hứa hẹn của Nga vào tháng 5.

Theo công ty tư vấn, sản lượng của Moscow chỉ giảm 400.000 thùng/ngày trong tháng trước, so với cam kết cắt giảm 500.000 thùng/ngày.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết trong báo cáo thị trường dầu mỏ tháng trước rằng xuất khẩu dầu của Nga đạt 8,3 triệu thùng/ngày trong tháng 4, mức cao nhất kể từ khi Moscow tấn công Ukraine vào năm ngoái.

Ông Leon nói: “Sự không phù hợp giữa sự suy giảm sản xuất của Nga và sự gia tăng xuất khẩu dầu thô bằng đường biển là rất đáng kể và khó hiểu".

Ông nói: “Khía cạnh hấp dẫn là nếu sự chênh lệch đang diễn ra này vẫn tiếp diễn, với xuất khẩu cao và bị cáo buộc cắt giảm sản lượng, nó có khả năng dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong động lực cung ứng và gây ra phản ứng đáng chú ý từ phần còn lại của nhóm OPEC+”.

Vào ngày 4/6, nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu Saudi Arabia đã thông báo đơn phương cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và cho biết có thể gia hạn.

Liên minh OPEC + gồm 23 quốc gia sản xuất dầu mỏ nhận định họ sẽ tuân thủ việc cắt giảm sản lượng hiện tại cho đến cuối năm 2024.

Nhóm này có tổng mức hạn chế sản xuất là 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 3,7% nhu cầu toàn cầu, bao gồm mức giảm 2 triệu thùng/ngày đã được thống nhất vào năm ngoái và mức cắt giảm tự nguyện 1,66 triệu thùng/ngày được công bố vào tháng Tư.

Ông Leon cho biết: “Sự kém hiệu quả gần đây của các mặt hàng năng lượng so với các loại tài sản khác chủ yếu bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế vĩ mô và các quyết định phân bổ tài sản”.

“Lãi suất cao và lạm phát đã thúc đẩy sự chuyển hướng sang các tài sản an toàn hơn, chẳng hạn như tiền mặt và trái phiếu, do lo ngại về suy thoái kinh tế và sự không chắc chắn về tài chính".

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã tạm dừng tăng lãi suất để đánh giá tác động của các biện pháp chống lạm phát đối với nền kinh tế, nhưng phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất trở lại vào cuối năm nay.

Lãi suất cao hơn có thể làm chậm nền kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu dầu thô. Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất tổng cộng 500 điểm cơ bản kể từ tháng 3 năm 2022.

Ông Leon cho biết với lạm phát giảm, sức hấp dẫn của việc sử dụng hàng hóa và đặc biệt là dầu thô như một biện pháp phòng ngừa lạm phát đã giảm đi.

“Kết quả là, vị thế đầu cơ trên rổ dầu đã giảm mạnh, phản ánh mức độ tin tưởng thấp vào thị trường vật chất chặt chẽ trong những tháng tới”.

Điệp Nguyễn (Theo HSNW)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/tai-sao-nhu-cau-cua-trung-quoc-va-chinh-sach-cua-opec-khong-the-keo-gia-dau-len-cao-post252837.html