Tại sao quy tắc làm việc của Google hữu dụng với bạn?

Tất cả những gì bạn cần là tin tưởng là con người về cơ bản đều tốt, và có đủ can đảm để đối xử với nhân viên của bạn như những người chủ, thay vì những cỗ máy.

Laszlo Bock “nản chí vì những người lãnh đạo luôn nói về việc con người là trước hết, nhưng sau đó đối xử với họ như những bánh răng có thể thay thế dễ dàng”.

Ông được tuyển vào Google để phụ trách bộ phận Hoạt động Con người (People Operations) vào năm 2006. Trước đó, ông đã có ba năm làm việc tại vị trí Phó giám đốc mảng Đền bù và Bồi thường của bộ phận Cho vay mua Thiết bị Thương mại của GE Capital, một đơn vị của General Electric (một trong hai công ty có nguồn nhân lực được đánh giá cao nhất trong thời điểm đó).

 Ảnh minh họa. Nguồn: Trend Group.

Ảnh minh họa. Nguồn: Trend Group.

Như đã đề cập trước đó, Những quy tắc làm việc của Google được viết với mục đích giúp mọi người hình dung ra cách Google dùng người và vận hành doanh nghiệp. Laszlo Bock hoàn thành cuốn sách vào năm 2015 và nó trở thành cuốn sách bán chạy nhất theo New York Times Wall Street Journal. Không những thế, Những quy tắc làm việc của Google còn nằm vị trí số 1 trong danh sách “10 cuốn sách về quản lý và lãnh đạo hay nhất năm 2015” của The Globe and Mail và lọt top “10 cuốn sách lãnh đạo sáng tạo hay nhất năm 2015” của Forbes.

Tại sao quy tắc của Google hữu dụng với bạn?

Tất cả những gì bạn cần là tin tưởng rằng con người về cơ bản đều tốt, và có đủ can đảm để đối xử với nhân viên của bạn như những người chủ, thay vì những cỗ máy. Cỗ máy chỉ làm công việc của nó; còn người chủ có thể làm bất kỳ điều gì để công ty và nhóm của họ thành công.

(...) Bí mật thành công về mặt nhân sự của Google có thể được nhân rộng trong các tổ chức lớn nhỏ, dành cho cả nhân viên bình thường lẫn các CEO. Không phải công ty nào cũng có thể bắt chước những đặc quyền cho nhân viên như các bữa ăn miễn phí, nhưng tất cả mọi người đều có thể sao chép lại những gì đã khiến Google trở nên tuyệt vời như vậy.

Nền tảng trong Văn Hóa Google

Sứ mệnh, sự minh bạch tiếng nói là ba nền tảng tạo nên Văn Hóa Google.

Không dài dòng hay nhàm chán, sứ mệnh của Google cũng chẳng nhắc đến khách hàng, cổ đông hay lý do tồn tại, vì sao phải đưa ra những mục tiêu. Sứ mệnh của Google đơn giản chỉ là “tổ chức thông tin, khiến cho nó hữu dụng và có thể truy cập được”.

Sự minh bạch ở Google được thể hiện qua việc công khai mục tiêu hằng quý của các cá nhân và nhóm, kỹ sư phần mềm mới được tuyển dụng sẽ được truy cập hầu hết mã chỉ trong ngày đầu tiên, tất cả mọi thứ đều được đưa ra để nghi ngờ và tranh luận trong buổi chào đón người mới (mỗi ngày có thêm 50 người gia nhập Google),... Google không phải là công ty đầu tiên hay duy nhất đề cao tính minh bạch. Người sáng lập quỹ phòng ngừa rủi ro lớn nhất thế giới Bridgewater Associates, Ray Dalio, từng nói:

“Nguyên tắc quan trọng nhất của tôi: vươn tới sự thật... là điều thiết yếu để trở nên tốt đẹp hơn. Chúng tôi vươn tới sự thật qua sự minh bạch triệt để và đặt rào cản cá nhân sang một bên, nhằm tìm hiểu những sai lầm và điểm yếu của bản thân, để từ đó ngày càng tiến bộ.”

Nền tảng thứ ba, tiếng nói “bạn cho nhân viên được thực sự lên tiếng về cách thức vận hành công ty”. Không có mấy lãnh đạo ưa thích việc này nhưng theo như Ethan Burris ở đại học Texas, Austin, tiếng nói của nhân viên là “nhân tố chủ chốt để đưa ra những quyết định chất lượng cao và tăng tính hiệu quả của tổ chức” và có tác động tích cực lên “hiệu suất làm việc nhóm cũng như hiệu quả của công ty”.

Laszlo Bock/Alphabooks – NXB Công Thương

Nguồn Znews: https://znews.vn/tai-sao-quy-tac-lam-viec-cua-google-huu-dung-voi-ban-post1522729.html