Tại sao Tần Thủy Hoàng lại tự xưng 'Trẫm'? Chiết tự mới thấy sự thâm thúy!
Nếu nói tới vị Hoàng đế ấn tượng nhất trong lịch sử Trung Quốc là ai, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Lý Thế Dân, Càn Long, Khang Hi nhưng đối với nhiều người, Tần Thủy Hoàng mới là vị Hoàng đế uy nghiêm và có sức hút nhất.
Tần Thủy Hoàng nắm quyền lực tối thượng trong tay, mỗi việc ông làm đều khác với người thường, kể cả sau khi xưng bá, để thể hiện quyền uy của mình, ông đã làm rất nhiều chuyện khó tin. Ví dụ như Tần Thủy Hoàng tự xưng “Trẫm”, tại sao lại vậy? Từ “Trẫm” này rốt cuộc có gì khác biệt?
Tần Thủy Hoàng đem quân Tần công phá 6 nước, hoàn thành việc thống nhất thiên hạ, trở thành chủ nhân của cả Trung Hoa ngày đó. Để có thể khiến bản thân thống lĩnh lâu dài, ông đã nghĩ ra rất nhiều cách để củng cố địa vị của mình, ví dụ như ông thống nhất đơn vị đo lường, thống nhất tiền tệ, thống nhất tư tưởng, cũng thống nhất văn tự, tiến hành kiểm soát ở mọi mặt. Ngoài ra, ngay cả xưng hô của mình ông cũng thay đổi, ông tự xưng mình là Hoàng đế, mục đích chính là để thể hiện địa vị và hình tượng của bản thân khác với người thường. Nhưng từ “Trẫm” từ đâu mà có? Tại sao Tần Thủy Hoàng lại tự xưng là “Trẫm”?
“Trẫm” trong từ điển Hán tự có nghĩa là “ta”, “tôi”. Nếu như chúng ta tách chữ “Trẫm” ra sẽ nhận thấy rằng, chữ “Trẫm” được ghép bởi chữ “nguyệt” và chữ “quan”, hai chữ này trong thời cổ đại có nghĩa là gì? Có nghĩa là “Châu trung hỏa chủng” (miêu tả vẻ ngoài bình thường nhưng nội lực bên trong có sức mạnh khổng lồ). Đây cũng là lý do vì sao Tần Thủy Hoàng lại tự xưng là “Trẫm”, mục đích là để thể hiện mình đang nắm giữ quyền lực, sức mạnh to lớn đến mức nào. Thế nhưng cho dù Tần Thủy Hoàng có năng lực, có sức hút đến mấy thì cuối cùng cũng chẳng thể thay đổi được kết cục triều Tần bị nhà Hán thay thế.
Nhưng điều đáng nhắc đến ở đây là từ “trẫm” luôn được lưu giữ về sau, hơn nữa đời sau vẫn còn có rất nhiều Hoàng đế tự xưng “trẫm”. Không thể không nói, Tần Thủy Hoàng cũng coi như là đã là người tiên phong mở ra một trào lưu mới.