Tại sao Tôn Ngộ Không lại tìm Bồ Tát để nhờ phân biệt Mỹ Hầu Vương thật hay giả? Vì sao chỉ có Phật Tổ mới phân biệt được?
Trên đường bảo vệ Đường Tăng đến Tây Thiên thỉnh kinh, Đường Tăng và các đồ đệ không ít lần chạm trán với yêu quái mà phải bất lực vì không dễ dàng đối phó. Khi đó, Tôn Ngộ Không luôn cầu cứu Quan Âm Bồ Tát và kiếp nạn Tôn Ngộ Không thật và giả cũng không ngoại lệ.
Theo nguyên tác, nhân lúc Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng đuổi đi, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã giả làm Tôn Ngộ Không để quay lại, hòng trà trộn vào để đi lấy kinh. Sau đó, Tôn Ngộ Không phát hiện ra và đã trở về phân tranh thật giả, nhưng cả 2 người từ pháp bảo đến phép thần thông đều giống nhau.
Điều này đã tạo nên một cuộc chiến "kinh thiên động địa" giữa 2 con khỉ, cả hai đánh nhau cả ngàn hiệp, suốt từ Đông sang Tây, từ Nam đến Bắc mà không phân thắng bại, cũng không đâu có thể phân biệt nổi ai là Tôn Ngộ Không thật giả. Từ sư phụ Đường Tăng tới chư vị thần tiên, cũng không thể tìm ra đâu là Tôn Ngộ Không thật. Tại thời điểm đó, Tôn Ngộ Không tìm đến Quan Âm Bồ Tát để giúp đỡ, lý do là vì:
Vâng mệnh Phật Tổ Như Lai, Quan Âm Bồ Tát tìm gặp và sắp xếp nhóm đi lấy kinh gồm 5 người. Đương nhiên, bà chính là vị cứu tinh quan trọng và thường xuyên nhất, mỗi khi thầy trò Đường Tăng gặp kiếp nạn không qua được. Đó là vai trò, là nhiệm vụ của Quan Âm Bồ Tát, để đảm bảo cho hành trình Tây Trúc thỉnh kinh không bị đứt đoạn.
Bên cạnh đó, bản thân Quan Âm Bồ Tát cũng nói rằng nếu họ gặp khó khăn trên đường thỉnh kinh, không chỉ cầu cứu Thiên - Địa, mà còn có thể tìm bà bất cứ lúc nào. Quan Âm Bồ Tát nói một cách hiển nhiên như vậy thì việc Tôn Ngộ Không cầu xin bà giúp đỡ cũng là điều hợp lý.
Tuy nhiên, ngay cả pháp nhãn của Quan Âm Bồ Tát cũng không thể phân biệt được Tôn Ngộ Không thật. Duy chỉ có Đế Thính biết được sự thật nhưng nó lại không dám nói.
Sau đó, hai con khỉ kéo nhau đến Linh Sơn nhờ cậy Phật Tổ. Lúc này, Phật Tổ Như Lai dùng Đại Thiên Am - chiếc bát vàng mới có thể chỉ ra được Tôn Ngộ Không thật và giả.
Đối với người cầm nã quy Phật, chiếc bát xin của bố thí hàng ngày lại là một trong những vật quý giá nhất. Cho dù có chuyện gì xảy ra, đệ tử Phật môn cũng nhất quyết bảo vệ cho đồ vật này. Chiếc bát xin của bố thí không quan trọng được làm gì vật liệu gì. Quan trọng ở chỗ nó không chỉ tượng trưng cho sự thanh tịnh, tinh khiết của một hành giả xuất gia, chiếc bát còn tượng trưng cho tâm từ bi bao la rộng khắp đối với muôn loài nên mới được coi là pháp bảo mạnh nhất trong "Tây du ký".
Vì không hãm lại được sự tức giận của mình, Tôn Ngộ Không 1 gậy đánh chết Lục Nhĩ Mỹ Hầu rồi lại lên đường đưa Tam Tạng đi thỉnh kinh.
Sau khi Lục Nhĩ Mỹ Hầu bị tiêu diệt, Phật Tổ mới cho biết nó vốn là con khỉ đá có tới tận 6 cái tai, mọi việc trong thiên hạ chỉ cần đứng một chỗ là biết được tường tận. Rất nhiều kế hoạch bí mật và pháp thuật tu luyện đều bị Lục Nhĩ Mỹ Hầu nghe trộm và rèn luyện thành thục. Chính vì vậy mà nó có 72 phép thần thông biến hóa và công lực giống hệt Ngộ Không, thậm chí còn có phần nhỉnh hơn một bậc.