Tạm dừng ăn rau muống ngay lập tức khi phát hiện dấu hiệu này
Khi ăn rau muống nếu phát hiện nước rau có màu bất thường tốt nhất nên tạm dừng để đảm bảo sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie…
Loại rau bình dân và rẻ tiền này đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A... những người cao tuổi ăn rau muống ngày 2 bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.
Rau muống cũng chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2…
Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Tuy nhiên, rau muống là loại thân rỗng, dễ hấp thu kim loại nặng có trong nước, nhất là chì. Nếu ăn phải rau muống nhiễm chì trong một thời gian dài, chì sẽ tích tụ trong các cơ quan như não, thận, gan, xương tủy, hồng cầu... gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Bởi vậy, hãy tạm dừng ăn rau muống ngay lập tức nếu phát hiện dấu hiệu sau:
Nước rau có màu “lạ”:Thông thường chúng ta thường vắt chanh vào nước rau muống để tăng thêm độ thơm, ngon. Tuy nhiên, khi vắt chanh mà không thấy nước rau đổi từ màu xanh sang màu vàng thì hãy cẩn thận. Bởi trong nước rau muống có chứa một lượng kiềm Ca(OH)2, chất diệp lục phản ứng như chất chỉ thị màu.
Khi tiếp xúc với chanh có chứa lưỡng axit hữu cơ lớn (8% là axit citric) sẽ làm thay đổi nồng độ axit của nước luộc rau, khiến nước chuyển từ màu xanh sang vàng hoặc đỏ, tùy theo nồng độ axit.
Nếu nước rau không chuyển màu có nghĩa là nồng độ thuốc trừ sâu quá nhiều, làm mất tác dụng của axit có trong chanh. Bởi vậy, hãy mạnh dạn bỏ ngay món rau muống này để đảm bảo sức khỏe của bạn và gia đình.
Cách chọn rau muống sạch, tránh rau muống "nhiễm độc":
Rau muống bị phun nhiều thuốc trừ sâu: Khi mua rau, các bà nội trợ nên nhớ, rau trông xanh non, cây dài, tuy nhiên thân quá giòn, dễ gãy là rau "ngậm" nhiều thuốc trừ sâu.
Ngoài ra, khi ngắt cuống rau không có vết nhựa, rau để được lâu, ít héo. Lá rau đồng đều, không hề có dấu vết bị sâu hay côn trùng cắn cần phải lưu tâm.
Rau nhiễm chì: Rau muống nhiễm chì có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng trong đó có chì. Thân rau muống to hơn bình thường và khi rửa rau nổi bong bóng quá nhiều, đặc biệt cọng rau muống rất dai, có một vài vết sần trên thân và lá, không được tự nhiên.
Hãy nhớ, rau muống nhiễm chì dù là luộc hay xào khi ra nước để nguội, nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có vẩn đen, khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc.
Cách luộc rau muống ngon:
Cách 1: Chuẩn bị một nồi nước đun sôi. Khi nước sôi già thì cho thêm một thìa nhỏ muối hoặc nửa thìa nhỏ đường (để rau luộc thêm xanh). Thả rau vào và đảo đều. Để nước sôi trở lại, luộc thêm khoảng 2-5 phút là được. Vớt rau ra đĩa và bày lên mâm để ăn ngay.
Để rau muốn được xanh giòn, bạn cần phải đổ ngập nước. Luộc rau đến độ chín vừa. Rau chưa chín kỹ rất dễ bị thâm đen còn rau luộc chín quá sẽ bị úa vàng.
Cách 2: Chuẩn bị một âu nước sôi để nguội và bỏ thêm vài viên đá lạnh. Có thể cắt nhỏ vài miếng chanh để tạo mùi thơm.
Rau cũng luộc 2-5 phút cho chín tới. Vớt ra đã luộc chín ra khỏi nồi và ngâm ngay vào bát nước lạnh. Khi rau nguội thì vớt ra để ráo nước rồi bày ra đĩa.
Cách 3: Đun nước sôi, cho một chút muối vào nồi. Nhanh tay cho rau vào và đảo đều. Nhấn cho rau chìm xuống dưới mặt nước. Nếu thích rau bóng đẹp, bạn có thể cho thêm vài giọt dầu ăn vàonồi.
Đậy vung hoặc mở vung nồi đều được. Đun sôi trên lửa to 2 phút. Ăn thử một cọng rau nếu thấy đủ độ chín như yêu cầu thì gắp ra đĩa và bày lên mâm để thưởng thức.
Tiểu Phi (Tổng Hợp)