Tâm người ở đâu?

Mỗi con người, khi ra đời, đều mang trong lòng mình một trái tim. Mỗi trái tim là ngọn lửa sáng soi cho cuộc sống, nhưng có lúc cuộc sống đánh bại nó, làm nguội đi tâm hồn nhiều người.

Tranh do Bing tạo nên

Tranh do Bing tạo nên

Trong thế giới đầy biến động của xã hội hiện đại, giá trị của chân thành, lòng khoan dung và lòng từ bi dường như trở nên quá xa xỉ. Hãy tự hỏi, tại sao trái tim con người ngày càng trở nên lạnh lẽo, thiếu đi tình thương và lòng khoan dung? Có lẽ đó là do cuộc sống đầy áp lực và cạnh tranh khiến con người dần trở nên vô tâm.

Đọc kinh Phật giúp tôi thấu hiểu nhiều về lòng từ bi, nhưng khi chúng ta buộc phải đối mặt với xã hội đầy cám dỗ và thử thách, lòng từ bi trở nên hiếm hoi. Người gặp người, nhưng tại sao không thấy mọi người đặt tay lên ngực trái để lắng nghe nhịp đập chung của trái tim?

Cuộc sống vốn đa màu sắc, nhưng tại sao lòng từ bi và lòng khoan dung lại trở nên quá hiếm hoi giữa đám đông đang đổ đến với vô vàn mục tiêu riêng biệt? Người nghèo khó, ai đã thấy và chia sẻ cảm thông, đem đến đôi lời động viên? Có, nhưng điều này xảy ra quá ít. Khi chúng ta thấy người khác hơn mình, thì có lẽ đôi khi lòng tự ái đè nặng lên tâm hồn, tạo ra sự ghen tị và thù địch. Có khi chỉ một lời nói vô tình có thể tạo ra căm ghét và nỗi đau vĩnh viễn.

Cuộc sống không bao giờ thiếu những thách thức, nhưng điều quan trọng là chúng ta sẽ đối diện với chúng như thế nào. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình đã sống từ bi chưa? Hay chúng ta vẫn còn chấp vặt, ghen tị và ôm hận thù? Thù oán, lòng ác độc là những bóng đen trên con đường tâm hồn. Dù có thể bạn đang gặp phải người mang thù hận với mình, tôi khuyến nghị hãy bỏ qua và sống không gánh nặng của sự oán trái và ác độc. Hãy trở về với tâm hồn của mình và tiếp tục học hỏi, phát triển và tu dưỡng lòng từ bi thánh thiện. Có lẽ không nhiều người hiểu được tôi, nhưng điều quan trọng là tôi hiểu được lòng mình và đang cố gắng trở thành một người tốt hơn từng ngày.

Phương Uyên

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/tam-nguoi-o-dau-a21240.html