Tam quốc diễn nghĩa: Lưu Bị đại nạn không chết gặp được quý nhân
Trong tam quốc diễn nghĩa, sau khi Thái Mạo là tướng quân của Lưu Biểu đem quân phục kích Lưu Bị, Lưu Bị may mắn thoát chết gặp được Thủy Kính tiên sinh.
Lưu Bị (161 – 223) tự là Huyền Đức, người quận Trác thuộc U Châu, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Lưu Bị có thời nương nhờ Lưu Biểu tại Kinh Châu, nhưng những thuộc hạ của Lưu Biểu là Thái Mạo muốn giết Lưu Bị. Bèn đặt tiệc mời Lưu Bị đến dự. Trong tiệc có người báo cho Lưu Bị biết, Lưu Bị bỏ trốn chạy. Sau đó, Lưu Bị bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàn Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên “Đích Lô sát chủ” ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: “Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!”.
Đúng vào lúc này, ngựa Đích Lô (có bản Đích Lư) bất thần tung mình nhảy một phát sang bờ suối bên kia, cứu Lưu Bị thoát nạn và khiến cho quân của Thái Mạo không thể bắt được ông.
Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, Lưu Bị sau khi thoát chết Lưu Bị vô tình chạy tới chỗ ở của Tư Mã Huy (còn gọi là Thủy Kính tiên sinh). Tại đây Lưu Bị được biết khe suối đó có tên là Đàn Khê. Năm xưa Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đã phá tan 30 vạn quân binh Tần quốc, đánh đúng 1 tháng trời, máu chảy thành sông, đầu chất đầy núi, phải mất nhiều năm mới sạch được.
Có thể thấy trong dòng suối đó đã chôn biết bao anh hùng tráng sĩ, lại chất tụ biết bao vong linh oan hồn. Chỉ có Lưu Bị sau khi rớt ngựa ở Đàn Khê lại có thể bay lên vượt qua đại nạn.
Sau khi thấu rõ sự tình, Lưu Bị biết được Thủy Kính tiên sinh là người thấu tỏ trời đất trong thiên hạ, mong được Thủy Kính tiên sinh giúp sức, nhưng Thủy Kính tiên sinh liền từ chối. Sau đó Lưu Bị xin ông tiến cử hiền tài cho mình.
Thủy Kính tiên sinh nói: “Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ”, Lưu Bị mới sốt sắng hỏi Ngọa Long, Phượng Sồ là ai thì Thủy Kính tiên sinh mỉm cười nói thiên cơ bất khả lộ.
Lưu Bị lại một lần nữa mạo muội mong được Thủy Kính tiên sinh hạ sơn trợ giúp nhưng Thủy Kính tiên sinh lấy cớ tuổi đã quá chiều, ngày tháng còn chẳng còn nhiều, chỉ muốn làm bạn với non xanh nước biếc.
Theo sử liệu Tư Mã Huy không rõ năm sinh năm mất, tự Đức Tháo, hiệu Thủy Kính, còn gọi là Thủy Kính tiên sinh, người Dĩnh Xuyên, không rõ năm sinh năm mất, sống cuối thời Đông Hán (Hán mạt và Tam quốc). Tương truyền ông là danh sĩ có tài kinh bang tế thế, kiến thức hơn người.
Tư Mã Huy còn có một biệt hiệu khác khá là thú vị gọi là “Hảo Hảo tiên sinh”. Tương truyền khi ở quê nhà, ai hỏi gì Tư Mã Huy cũng trả lời là “Hảo”, có một lần gặp một người cùng thôn, người này nói với Tư Mã Huy là con trai mình mới chết, Tư Mã Huy liền đáp: “Rất tốt”.
Vợ ông biết chuyện mới quở trách: “Người ta cho rằng ông là người phẩm chất cao thượng, đức cao vọng trọng nên nói chuyện con trai mình bị chết cho ông, tự nhiên ông lại trả lời họ tốt là sao”? Tư Mã Huy nghe xong đáp lại vợ mình: “Lời của phu nhân cũng rất đúng”, từ đó về sau mọi người gọi ông là “Hảo Hảo tiên sinh”.
Video: Lưu Bị đại nạn không chết gặp được quý nhân.
Quốc Tiệp (t/h)